ảnh hưởng của tia UV đối với sức khỏe con người

Gần đây các bạn thường nghe thấy tác hại của tia UV đối với sức khỏe người dân đặc biệt là trong các ngày nắng nóng. Vậy thực chất tia UV là gì? Chúng có tác hại gì đối với sức khỏe con người? Các phòng chống tốt nhất như thế nào? Cùng công ty tạp vụ văn phòng TKT Maids tìm hiểu vấn đề này nhé.

tia UV và mối quan hệ với sức khỏe
Hình ảnh: tia UV và mối quan hệ với sức khỏe

1. Tia UV là gì?

UV (Ultraviolet): là một dải phổ điện từ có bước sóng từ 10nm đến 400nm; ngắn hơn so với ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Bức xạ UV có mặt trong ánh sáng mặt trời; và đóng góp khoảng 10% tổng lượng ánh sáng của Mặt trời.

Không phải chỉ khi trời nắng, tia UV (tia cực tím, tia tử ngoại) còn xuất hiện ở mọi thời điểm trong ngày: sáng, chiều, tối, thậm chí khi nhiều mây, mưa. Cường độ mạnh nhất của loại tia này là buổi trưa từ 10-15h mỗi ngày.

Tia UV có 3 loại: A, B, C, trong đó bức xạ có bước sóng từ 315-380nm thuộc loại A; bức xạ có bước sóng 280-315nm thuộc loại B, bức xạ từ 100-280nm thuộc loại C.

Tia cực tím hoạt động có quy luật riêng; không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố thời tiết và khí hậu. Bất kể vào mùa đông hay mùa hè, trời nắng hay mưa; trời râm hay nhiều bóng mát, tia cực tím vẫn hoạt động bình thường.

phổ tia UV
Hình ảnh: phổ tia UV
Một số đám mây có khả năng ngăn chặn phần ít bức xạ UVB (do có bước sóng ngắn).

Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào kiểu mây và độ dày của chúng. Tia UVB vẫn có thể xuyên qua đám mây mỏng và tiếp cận xuống mặt đất; trong khi đó UVA có bước sóng dài hơn UVB, nên không hề bị các đám mây chặn lại.

Ngược lại, những đám mây có kích thước nhỏ lại là thủ phạm khiến cường độ tia UV chiếu xuống mặt đất mạnh hơn. Chúng có khả năng phản xạ và khuếch tán tia cực tím một cách xuất sắc. Nói cách khác, các đám mây nhỏ giống như một tấm gương phản xạ ngược bức xạ UV. Chúng giống như tuyết mùa đông và những hạt cát cũng phản xạ tia UV và khuếch tán tia cực tím lên da chúng ta.

Thông thường, các đám mây màu xám cho phép 32% tia cực tím xuyên qua. Trong khi các đám mây màu trắng dễ dàng để 89% tia cực tím lọt xuống mặt đất.

phổ tia UV
Hình ảnh: phổ tia UV
Chỉ số tia cực tím (UV Index) là gì?

Chỉ số UV trên thế giới được phân theo thang từ 1 – 20. Chỉ số này báo hiệu lượng bức xạ tia cực tím xâm nhập vào bầu khí quyển và đến bề mặt trái đất. Các chuyên gia cảnh báo, chỉ số UV ở mức 3 đã bắt đầu gây tổn thương cho da.

Vào mùa hè ở một số quốc gia trên thế giới, một ngày trời trong xanh không có mây; tia cực tím sẽ tăng dần lên trên mức 3 vào khoảng 9h sáng; con số này sẽ giảm xuống dưới mức 3 cho đến khoảng 17h chiều.

Trên bản đồ chỉ số UV toàn cầu, miền Trung và miền Nam nước ta luôn nằm trong khu vực có chỉ số UV cao; đặc biệt là miền Nam do nằm gần đường xích đạo. Tia cực tím vẫn gây nguy hại đến làn da cả vào những ngày nhiều mây; vì vậy chị em nên cảnh giác cao độ và sử dụng các biện pháp chống tia cực tím hợp lý nhất.

Kiểm tra chỉ số tia cực tím (UV): Bạn có thể tải ứng dụng thời tiết về điện thoại để kiểm tra chỉ số UV hàng ngày. Chỉ số UV cho biết mức độ tia uv và tia cực tím trong một ngày theo thang điểm từ 0 đến 10+. Theo đó, chỉ số UV được phân ra các ngưỡng sau:
– Chỉ số từ 0 – 2 nguy cơ phơi nhiễm tia cực tím ở mức tối thiểu
– Chỉ số 3 – 4 nguy cơ phơi nhiễm với tia cực tím ở mức thấp
– Chỉ số 5 – 6 nguy cơ phơi nhiễm với tia cực tím ở mức vừa phải
– Chỉ số 7 – 9 nguy cơ phơi nhiễm với tia cực tím ở mức cao
– Chỉ số trên 10 là mức phơi nhiễm tia UV rất cao, gây nguy hiểm đến sức khỏe.

2. Tác hại của tia UV đối với sức khỏe con người

Tia UV loại A xuyên qua mây mù rồi không khí. Chúng sẽ gây lão hóa da.

Tia UV loại B có thể gây say nắng, tổn thương hoặc làm đen da.

Thông thường, con người tiếp xúc phần lớn với tia loại A (khoảng 90%); tiếp đó là tia loại B (khoảng 10%).

Tia UV loại C có thể gây ung thư da, tuy nhiên tầng ozon đã chặn lại trước khi chúng vào khí quyển Trái đất. Hiện nay tầng Ozon bị thủng khá nhiều, nên nguy cơ này khá cao.

ảnh hưởng của tia UV đối với sức khỏe con người
Hình ảnh: ảnh hưởng của tia UV đối với sức khỏe con người

Tia UV có thể gây ra những tổn thương cấp tính hoặc âm thầm tác động lên da trong nhiều năm. Đến khi các dấu hiệu tổn thương trên da xuất hiện thì đã quá muộn để tìm cách bảo vệ. Phơi nhiễm tia uv là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư da và các tổn thương về thị lực. Sử dụng các biện pháp ngăn chặn tia UV là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể và làn da khỏe mạnh

Ngoài các vấn đề về da, chúng còn gây còn ảnh hưởng đến thị lực; dẫn đến bị đục thủy tinh thể hoặc lão hóa sớm.

Tia UVA làm hại mắt
Hình ảnh: tia UVA làm hại mắt

3. Cách phòng chống tia UV

3.1. Bôi kem chống nắng

Thoa kem chống nắng phù hợp với từng loại da và bôi lại nhiều lần trong ngày; là một cách bảo vệ da bạn khỏi tác hại trực tiếp từ tia UV. Nếu sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài; tốt nhất bạn nên chọn loại phổ rộng (Broad Spectrum) để bảo vệ đồn thời làn da khỏi tia UVA/UVB. Kem chống nắng thường có các nhân tố bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời (viết tắt là: SPF), có khả năng chống lại tia UV.

Chỉ số SPF càng cao, thời gian bảo vệ càng được lâu; tuy nhiên nếu quá cao sẽ gây kích ứng da. Nếu bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài, tốt nhất bạn nên chọn loại phổ rộng (Broad Spectrum) để bảo vệ làn da khỏi tia UV đồng thời ở cả 2 loại A và B.

Cần lưu ý bôi kem chống nắng từ 20-30 phút trước khi ra ngoài trời. Kem chống nắng chỉ có tác dụng 2-3 tiếng, sau đó cần rửa mặt và thoa lại kem. Đặc biệt, cần bôi lại kem chống nắng sau mỗi 30-60 phút khi hoạt động mạnh, ra nhiều mồ hôi hoặc ở dưới nước.

Nếu để kem chống nắng trên da quá lâu mà không thoa lại sẽ càng dễ gây bắt nắng.

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng; kem chống nắng có thể gây ra một số bất tiện bạn nên lưu ý:

  • Mất nhiều thời gian sử dụng
  • Gây bí rít, dính nhờn da
  • Gây kích ứng da hoặc nổi mụn
  • Phải bôi lại sau mỗi 2-3 giờ sử dụng và bôi lượng đủ dày để đảm bảo duy trì hiệu quả
  • Dễ mất tác dụng khi ra mồ hôi hoặc tiếp xúc với nước biển/ nước hồ bơi
  • Nhiều loại kem chống nắng hóa học có thể gây ung thư vú

Đối với những người làm việc tại môi trường biển; ẩm ướt hay ra nhiều mồ hôi cần sử dụng kem chống nắng chống thấm nước; 1 – 1 giờ 30 phút thoa lại kem một lần. Một số tác dụng phụ của kem chống nắng có thể gây kích ứng da; thoa quá kỹ có thể làm mất hấp thụ vitamin D.

kem chống năng chống tia UV
Hình ảnh: kem chống năng chống tia UV

3.2. Dùng viên uống chống nắng

Viên uống chống nắng là biện pháp bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím; ánh nắng mặt trời thông qua việc cung cấp cho cơ thể hàng loạt các chất chống oxy hóa mạnh từ bên trong. Đây là xu hướng chống nắng mới, cấp tiến phù hợp cho mọi đối tượng người sử dụng, đặc biệt người thường xuyên hoạt động ngoài trời như vận động viên thể thao bơi lội, đá bóng, chạy marathon, ca sĩ – diễn viên – người mẫu, người chơi golf, tennis…

Có tác dụng từ trong người ra nên thời gian bảo vệ được lâu hơn; uống trước 30 phút đến 1 giờ, lặp lại sau mỗi 6 giờ; thường uống vào sáng, trưa; chi phí tốn kém hơn.

uống thuốc chống tia UV
Hình ảnh: uống thuốc chống tia UV

3.3. Mặc trang phục chống nắng

Quần áo chống nắng chuyên dụng có thể giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVB gây bỏng da khi ra ngoài nắng. Bạn có thể chọn trang phục chống nắng với một số mẹo dưới đây:

  • Đội mũ có vành rộng ít nhất 7 cm
  • Mặc áo sơ mi dài tay và quần dài
  • Sử dụng các loại trang phục chống nắng chuyên dụng
  • Mặc áo vải dày sáng màu có thể gây bí bách nhưng sẽ giúp bảo vệ da tốt hơn
  • Vải khô giúp chống tia UV tốt hơn vải ướt
  • Những chiếc nón rộng vành sẽ che chắn cho bạn khi đi ra ngoài trời nắng – Ảnh: Alamy
  • Trước hết, cần đội nón có vành rộng hơn 2,5cm và có khả năng phủ được 2/3 khuôn mặt. Trong trường hợp đi bộ, có thể che dù để hạn chế tác động của ánh sáng.
  • Kế đó là đeo khẩu trang, ngoài tác dụng chống khói bụi còn giúp tránh được phần lớn tia cực tím.
đeo khẩu trang chống tia UV
Hình ảnh: đeo khẩu trang chống tia UV
  • Nên chọn khẩu trang phủ kín mặt có màu đen, sậm bởi có thể chống nắng đến 90%, trong khi khẩu trang màu sáng chỉ có tác dụng 60%.
  • Trong khi đó, khẩu trang y tế thường quá mỏng và chỉ có thể cản bụi, không hiệu quả trong việc chống nắng và tia UV.
  • Bên cạnh đó có thể trang bị thêm quần áo dài, hay áo khoác, nhất là khi phải di chuyển xa.
áo khoác chống tia UV
Hình ảnh: áo khoác chống tia UV

3.4. Sử dụng kính chống tia UV

Kem chống nắng không thể giúp bảo vệ mắt khỏi những tổn thương do ánh nắng mặt trời gây ra như bệnh đục thủy tinh thể, ung thư mắt. Bên cạnh đó, vùng da mắt dễ bị lão hóa hơn nếu tiếp xúc thường xuyên với tia UV. Hãy chọn kính tốt cho mắt với tiêu chí như sau:

  • Chọn loại kính chống cả tia UVB và UVA
  • Kính chống nắng nên có kích thước lớn, che được toàn bộ vùng mắt
  • Kiểm tra chỉ số chống tia UV của kính. Chúng có thể ngăn chặn 99 – 100% bức xạ UV theo tiêu chuẩn UV ANSI
  • Kính thời trang chỉ giúp chặn 70% UV, do đó, hãy chọn kính có ghi thông số UV hoặc ANSI.
kính chống tia UV
Hình ảnh: kính chống tia UV

3.5. Tìm kiếm bóng râm

Bóng râm có thể làm giảm sự phơi nhiễm tia UV trong những ngày nắng gắt, đặc biệt là khi chúng ta kết hợp với các biện pháp bảo vệ khác.

  • Sử dụng ô che nắng, đứng dưới bóng cây để giảm tác động trực tiếp.
  • Bóng râm có thể chắn được 50% lượng bức xạ tia cực tím, do đó bạn vẫn cần sử dụng thêm các biện pháp chống nắng vừa nêu ở trên.
bóng cây giúp chống nắng và tia UV
Hình ảnh: bóng cây giúp chống nắng và tia UV

3.6. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong giờ cao điểm

  • Ở một số khung giờ nhất định trong ngày, bức xạ UV ở mức cao nhất và gây ra nhiều tác hại đối với da.
  • Thời gian hoạt động cao điểm nhất là từ 10h – 16h
  • Nếu bóng của bạn in trên mặt đường thấp hơn người bạn thì đó tia UV đang hoạt động mạnh nhất
tiếp xúc ánh nắng giờ cao điểm
Hình ảnh: tiếp xúc ánh nắng giờ cao điểm

3.7. Cẩn trọng với sự phản xạ ánh sáng

Tia UV có khả năng khuếch xạ ở mọi góc độ và tác động đến làn da.

  • Cát và mặt nước phản xạ tia UV rất mạnh. Cát phản xạ tới 25% bức xạ tia UV
  • Tuyết cũng có khả năng phản xạ tia UV lên tới 80%
  • Khi ngồi trong bóng râm, bạn vẫn chịu sự tác động của 50% bức xạ UV
tia UV phản xạ trên tuyết
Hình ảnh: tia UV phản xạ trên tuyết

3.8. Hạn chế phơi nhiễm tia UV ở độ cao

  • Mức độ tiếp xúc với tia UV tăng lên đáng kể khi bạn tăng độ cao ở vị trí đứng.
  • Mức độ tiếp xúc tia UV tăng 4% tương ứng với 300m tính từ mực nước biển
  • Hãy cẩn trọng với tia UV khi hoạt động leo núi, trên trực thăng
  • Người sống ở nơi có vị trí cao như trên núi hoặc các tòa nhà cao tầng có khả năng phơi nhiễm tia UV nhiều hơn.

3.9. Sử dụng tấm phim cách nhiệt

  • Sống trong nhà kính hoặc lái ô tô thường xuyên có khả năng tiếp xúc với tia UV nhiều hơn vì:
  • Tia UVA có thể xuyên qua tấm kính ô tô, cửa sổ và vải rèm
  • Khi ở trong nhà, bạn vẫn có thể tiếp xúc với 10 – 20% bức xạ UV so với người làm việc ngoài trời
  • Hãy dán phim cách nhiệt ở trước và sau kính xe để ngăn chặn 80% tia UV
  • Thông thường những chiếc xe mới với tấm kính bình thường thì tia UV vẫn đi xuyên qua và gây tổn hại nghiêm trọng đến làn da nhất là của chị em ngồi trong xe, thậm chí các đồ nội thất làm bằng da cũng sẽ nhanh chóng bị bạc màu. Chỉ với 1 thao tác nhỏ có thể bảo vệ cả gia đình bạn cũng như tang phần sang trọng cho chiếc xe đó chính là dán phim cách nhiệt chuẩn chỉnh cũng giống như mặc 1 tấm áo cho chiếc xe vậy. Theo số liệu của hãng phim cách nhiệt LLumar thì khả năng cản UV đạt 99,9% nên thoải mái hoạt động kể cả có trẻ nhỏ.
phim cách nhiệt giúp chống tia UV
Hình ảnh: phim cách nhiệt giúp chống tia UV

Với thông tin hữu ích cung cấp tại bài viết cách chống tia UV đầy đủ nhất từ A đến Z của công ty cung cấp tạp vụ văn phòng TKT Maids rất mong các chị em văn phòng, người nội trợ quan tâm đến sức khỏe của mình có được thông tin chính xác nhất về tia UV và các phòng chống chúng một cách hiệu quả nhất.

4. Có thể bạn quan tâm


Logo TKT Maids

028.66.830.931

Công ty tạp vụ vệ sinh TKT Maids®

Trụ sở: 161 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

TKT Company 10 năm dịch vụ chất lượng cao

NguồnCông ty Cung cấp Tạp vụ TKT Maids

Nguồn: công ty cung cấp tạp vụ văn phòng TKT Maids

All in one
09.09.05.80.20