Như bạn đã biết, hình thức kinh doanh chính của khách sạn là phòng ở nên cần phải đảm bảo các phòng luôn sạch sẽ, thơm tho và gọn gàng,… Vậy những công việc này ai sẽ là người đảm nhận – chính là bộ phận tạp vụ buồng phòng. Họ làm việc lặng lẽ, ít được nhiều người quan tâm, tuy nhiên họ lại đóng một phần quan trọng không thể thiếu trong khách sạn. Vậy thông thường, họ sẽ làm những công việc gì? Quy trình làm việc ra sao? Hãy cùng TKT Maids tìm hiểu thêm về nghề tạp vụ buồng phòng nhé!

Có thể bạn quan tâm các dịch vụ khác:

1. Tạp vụ buồng phòng là gì?

Title: Hình ảnh: Nhân viên tạp vụ buồng phòng
Hình ảnh: Nhân viên tạp vụ buồng phòng

Tạp vụ buồng phòng là bộ phận đảm nhận các công việc đảm bảo sao cho các phòng của khách sạn được vệ sinh sạch sẽ, tinh tươm, gọn gàng theo quy định chung của khách sạn. Đồng thời, giải đáp những thắc mắc, yêu cầu của khách về các vấn đề và nhu cầu liên quan đến phòng ở.

☘ Yêu cầu công việc của nhân viên buồng phòng như sau:

  • Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên buồng phòng hoặc các công việc có liên quan đến khách sạn, nhà hàng, phục vụ,… (được ưu tiên)
  • Có sức khoẻ thể chất tốt, chịu đựng được áp lực công việc.
  • Làm việc linh hoạt theo ca.
  • Sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp.
  • Biết sử dụng các thiết bị vệ sinh cơ bản.
  • Có bằng tốt nghiệp THPT là một lợi thế.
Title: Hình ảnh: Công việc buồng phòng không đòi hỏi yêu cầu quá cao
Hình ảnh: Công việc buồng phòng không đòi hỏi yêu cầu quá cao

2. Mô tả công việc của một nhân viên buồng phòng

2.1. Làm vệ sinh phòng khách ở

  • Đầu ca, nhận danh sách phòng cần làm vệ sinh và chìa khóa phòng từ giám sát ca hoặc những bộ phận có liên quan.
  • Chuẩn bị các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất cần thiết phục vụ quá trình vệ sinh phòng.
  • Thực hiện quy trình vệ sinh phòng theo tiêu chuẩn của khách sạn, tùy thuộc vào từng loại phòng khác nhau: phòng trống bẩn, phòng trống sạch, phòng khách đang ở, phòng VIP.
Title: Hình ảnh: Vệ sinh phòng ở của khách sạn
Hình ảnh: Vệ sinh phòng ở của khách sạn
  • Trong quá trình dọn dẹp phòng, nếu phát hiện đồ vật khách để quên, cần báo lại với cấp trên hoặc người quản lý trực tiếp của bạn để có biện pháp xử lý kịp thời. ​Sẵn sàng cung cấp thông tin về các dịch vụ trong khách sạn, thông tin du lịch địa phương khi khách hỏi.
  • Sau khi xong việc cần bàn giao lại chìa khóa cho quản lý để tránh thất lạc.

2.2. Kiểm tra phòng khách đã check-out

  • Khi khách làm thủ tục trả phòng, nhân viên buồng phòng có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng phòng khách ở, sử dụng các trang thiết bị và minibar trong phòng.
Title: Hình ảnh: Kiểm tra minibar trong phòng khi khách check-out
Hình ảnh: Kiểm tra minibar trong phòng khi khách check-out
  • Cung cấp trung thực các thông tin kiểm tra cho nhân viên lễ tân được biết để xử lý check-out của khách chính xác nhất.

2.3. Xử lý các tình huống phát sinh

  • Với những phòng khách treo biển “Xin đừng làm phiền!” (Do not Disturb!) quá lâu, vượt khung giờ quy định của khách sạn, nhân viên buồng phòng phải báo cáo ngay với quản lý trực để xử lý kịp thời.
  • Nếu phát hiện khách bị thương, đau ốm… trong phòng, nhân viên buồng phòng báo cáo cho giám sát ca liên hệ nhân viên y tế hỗ trợ xử lý, đưa khách đến bệnh viện trong trường hợp cần thiết. Chủ động thăm hỏi tình hình sức khỏe của khách.
  • Giúp đỡ khách tìm chìa khóa, đồ thất lạc.
  • Phối hợp với các nhân viên, bộ phận khác trong khách sạn xử lý các tình huống phát sinh như: khách bị mất trộm, hỏa hoạn…

2.4. Nhận – trả đồ giặt là của khách

  • Thực hiện thu nhận đồ giặt là của khách theo khung giờ quy định của khách sạn, kiểm tra đồ cần giặt – đảm bảo ghi đầy đủ các thông tin cần thiết vào phiếu giặt là, lưu ý các yêu cầu đặc biệt của khách.
Title: Hình ảnh: Trả đồ giặt là của khách ở tại khách sạn
Hình ảnh: Trả đồ giặt là của khách ở tại khách sạn
  • Thực hiện quy trình giao đồ của khách cho nhân viên giặt là của khách sạn.
  • Đến giờ quy định, nhận lại đồ đã giặt từ nhân viên giặt là và giao trả cho khách theo đúng số phòng.
  • Chuyển liên phiếu giặt là cho thư ký buồng quản lý và bàn giao cho nhân viên lễ tân tính phí giặt là khi khách làm thủ tục check-out.

2.5. Các công việc khác

  • Cuối ca làm việc, thực hiện việc vệ sinh các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công việc dọn phòng – bảo quản đúng cách, đúng nơi quy định của khách sạn.
  • Phối hợp với nhân viên lễ tân, nhân viên hành lý hỗ trợ khách chuyển phòng theo yêu cầu.
  • Đề cao tinh thần cảnh giác để đảm bảo các vấn đề về an ninh, an toàn trong khách sạn.
  • Tham gia các cuộc họp định kỳ/ đột xuất của bộ phận, chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên buồng phòng.
  • Nhiệt tình tham gia các khóa huấn luyện, nâng cao trình độ khi được khách sạn tạo điều kiện.
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của quản lý bộ phận buồng phòng.

🍁 Có thể bạn quan tâm: Mô tả công việc của nhân viên vệ sinh công cộng khách sạn

3. Yêu cầu nghiệp vụ dành cho nhân viên buồng phòng

Để thể hiện sự chuyên nghiệp, tận tâm trong các vấn đề phục vụ các khách hàng. Nhân viên tạp vụ buồng phòng cần phải có những tiêu chuẩn sau đây:

3.1. Nắm rõ các thuật ngữ tiếng Anh dành cho nghiệp vụ buồng phòng

Vì tính chất công việc, nhân viên buồng phòng cần phải nắm rõ một số thuật ngữ chuyên ngành liên quan để phục vụ các khách hàng.

  • Availability – Phòng đã sẵn sàng để sử dụng
  • Fully – booked – Khách sạn đã hết phòng
  • OOO (Out of order) – Phòng không sử dụng
  • OC (Occupied) – Phòng có khách
  • VD (Vacant dirty) – Phòng chưa dọn
  • VC (Vacant Clean) – Phòng đã dọn
  • VR (Vacant ready) – Phòng sạch sẵn sàng đón khách
  • DND (Do not disturb) – Vui lòng đừng làm phiền
  • Make up room – Phòng cần làm ngay
  • VIP (Very Important Person) – Phòng dành cho khách quan trọng
  • SLO (Sleep out) – Phòng có khách ngủ bên ngoài
  • EA (Expected arrival) – Phòng khách sắp đến
  • HU (House use) – Phòng sử dụng nội bộ
  • SO (Stay over) – Phòng khách ở lâu hơn dự

Khi hiểu được những thuật ngữ viết tắt này sẽ chủ động hơn trong công việc và giải thích cho khách hàng khi cần thiết.

3.2. Đồng phục gọn gàng, sạch sẽ

Đối với nhân viên vệ sinh buồng phòng sẽ ít tiếp xúc với khách hàng hơn các bộ phận Lễ tân, tuy nhiên bạn vẫn có thể bắt gặp khách ở bất cứ đâu, do đó trang phục cần đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ và không được xuề xòa.

Hãy luôn chắc rằng, khi làm việc trang phục của bạn sẽ không mắc một lỗi nào, phải luôn trong tình trạng gọn gàng, lịch sự để đảm bảo làm hài lòng các khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Title: Hình ảnh: Trang phục nhân viên gọn gàng, lịch sự
Hình ảnh: Trang phục nhân viên gọn gàng, lịch sự

3.3. Cất giữ, bảo quản chìa khóa cẩn thận

Trước khi bắt đầu công việc của ngày, nhân viên buồng phòng sẽ nhận chìa khóa các phòng mình cần tiến hành vệ sinh và chìa khóa của kho – nơi bảo quản dụng cụ, hóa chất chuyên dụng từ quản lý hoặc giám sát ca.

Nhiệm vụ của bạn sau khi nhận các loại chìa khóa thì phải có trách nhiệm bảo quản, cất giữ cẩn thận, tránh để thất lạc làm ảnh hưởng đến người và các bộ phận khác. Bạn có thể treo hoặc móc cố định trên xe đẩy, tránh để trong túi quần hoặc áo, vì trong quá trình bạn dọn dẹp, vệ sinh phòng nó rất dễ rơi ra.

3.4. Các nguyên tắc, lưu ý khi làm công việc buồng phòng

Bất cứ công việc nào, khi bạn làm việc cần phải tiến hành theo một quy trình, khuôn khổ nhất định để đảm bảo công việc diễn ra trôi chay, suông sẻ và nhanh chóng. Làm tạp vụ buồng phòng cũng vậy, bạn cần phải thực hiện theo một quy trình như sau:

Title: Hình ảnh: Nguyên tắc vệ sinh buồng phòng
Hình ảnh: Nguyên tắc vệ sinh buồng phòng
  • Sau khi tiến hành nhận ca làm việc, trước tiên bạn cần sắp xếp và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết lên xe đẩy.
  • Tiến hành dọn dẹp, thay mới các đồ dùng trong phòng nếu có yêu cầu
  • Kiểm tra lại toàn bộ khi kết thúc ca làm việc của mình.

Lưu ý:

  • Tuân thủ các nguyên tắc khi tiến hành vệ sinh buồng phòng như: mở cửa trong quá trình dọn dẹp phòng; niềm nở lịch sự chào hỏi khi gặp khách hàng; không tự ý dịch chuyển đồ vật của khách hàng
  • Nếu phát hiện trong phòng có các vật dụng lạ, thiết bị hư hại thì báo lại ngay với cấp trên hoặc giám sát của bạn.

4. Mức lương cơ bản của nhân viên tạp vụ buồng phòng

Theo khảo sát mới nhất, lương cơ bản của nhân viên buồng phòng khoảng từ 4 đến 8 triệu/tháng tuỳ thuộc vào từng hình thức làm việc, hiệu suất làm việc cũng như quy mô của khách sạn.

Ngoài lương cơ bản thì nhân viên buồng phòng còn được nhận thêm nhiều khoản phụ cấp khác như:

  • Phụ (trợ) cấp
  • Tiền thưởng
  • Phí dịch vụ
  • Tiền tip
  • V..v..

Xét trên mặt bằng chung, mức lương của một nhân viên tạp vụ buồng phòng được xếp ở mức khá, chứ không hề thấp như nhiều người vẫn thường nghĩ.

Hy vọng với những thông tin trên mà TKT Maids cung cấp, bạn sẽ hiểu thêm và rõ hơn về nghề tạp vụ buồng phòng.


Logo TKT Maids

028.66.830.931

Công ty tạp vụ vệ sinh TKT Maids®

Trụ sở: 161 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

TKT Company 10 năm dịch vụ chất lượng cao

NguồnCông ty Cung cấp Tạp vụ TKT Maids

Nguồn: Công ty Cung cấp tạp vụ TKT Maids

All in one
09.09.05.80.20