Khi bị sặc sữa, bột, cháo trẻ nhỏ rất dễ bị nghẹt thở; thậm chí nguy hiểm tính mạng vì một số cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện. Do đó chúng ta cần biết cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa, bột cháo.

Đặc biệt là bột, cháo. Bột hoặc cháo xay nhuyễn có độ quánh rất cao, khi trẻ bị sặc có thể nút lấy toàn bộ đường thở; làm trẻ khó thở, tím tái rồi tử vong ngay sau 5-10 phút. Vì vậy cần sơ cứu và biết cách xử lý ngay. Tìm hiểu ngay bài viết sau đây, để biết được cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa, bột hoặc cháo.

1. Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa, bột, cháo

Khi bị sặc cháo, sữa hoặc bị mắc dị vật đường thở trẻ thường có những biểu hiện có thể nhận thấy được. Dấu hiệu cơ bản để các mẹ có thể nhanh chóng nhận ra con mình đang bị hóc – sặc là khi trẻ đang bú; đang ăn, thậm chí đang chơi đùa đột ngột bé ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ; không thể khóc, ú ớ, cơ thể co giật, hơi thở đứt quãng, nôn ra sữa hoặc bọt, máu, dung dịch màu đen…

Trong trường hợp nặng thì có thể xuất hiện nước, sữa, nước canh, cháo… trào ra từ mũi, miệng của bé.

2. Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa, bột, cháo

Theo bác sỹ TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi – bệnh viện Bạch Mai; khi thấy trẻ có dấu hiệu sặc sữa, sặc cháo, hay hóc dị vật… cha mẹ hoặc người trông trẻ cần bình tĩnh và xử lý thật nhanh 2 thao tác vỗ lưng – ấn ngực sau đây:

vo lung, an nguc so cuu tre bi hoc
Hình ảnh: Kỹ thuật vỗ lưng, ấn ngực sơ cứu trẻ bị hóc sữa, bột, cháo

Bước 1:  Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai; hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.

Tư thế đứng:
ki thuat vo lung khi tre bi sac
Hình ảnh: Kĩ thuật vỗ lưng khi trẻ bị sặc tư thế đứng
Tư thế ngồi:
ki thuat vo lung khi tre bi sac
Hình ảnh: Kĩ thuật vỗ lưng khi trẻ bị sặc

Bước 2: Nếu bé vẫn tím tái, các mẹ thực hiện ngay bước này. Lật bé nằm ngửa bằng cách đỡ đầu trẻ và kẹp giữa 2 đầu gối, đầu thấp hơn thân. Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải ấn mạnh vùng dưới xương ức 5 lần. Quan sát vùng họng và mũi bé, nếu có sữa, thì hút sạch. Nếu sữa, cháo không chảy ra vẫn cần kiểm tra và hút sạch việc này cần làm sớm để tránh sữa, cháo không ứ đọng trong mũi, miệng trẻ.

ki thuat an nguc khi tre bi sac
Hình ảnh: Kĩ thuật ấn ngực khi trẻ bị sặc

Để biết thêm về vị trí xương ức nằm ở đâu, bạn có thể xem 2 hình minh họa sau:

Hình toàn bộ xương ức màu đỏ
toan bo xuong uc
Hình ảnh: toàn bộ xương ức màu đỏ
Điểm cuối cùng của xương ức
diem cuoi cung cua xuong uc
Hình ảnh: điểm cuối cùng của xương ức vòng tròn đỏ.

Vậy vùng dưới xương ức là vùng mềm sẽ lõm vào khi bạn nhấn xuống. Khi nhấn vào vùng này bạn sẽ thấy tức tức. Bạn có thể thử để biết vùng vị trí dưới xương ức.

Bước 3: Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở. Và đừng quên nhờ người trợ giúp gọi 115 ngay khi có thể.

Bước 4:  Nếu trẻ hồng hào, chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ tiếp tục theo dõi.

3. Cấp cứu trong trường trẻ đã bị ngưng tim, ngưng thở

Trong trường hợp bạn phát hiện ra trễ. Trẻ ngưng tim, ngưng thở, ta phải làm sao?

Trẻ ngưng tim, ngưng thở, ta cần nhanh chóng tiến hành HÀ HƠI THỔI NGẠT, TUẦN HOÀN, ÉP NGỰC (ẤN TIM)

Bước 1:

Thổi ngạt bằng cách để trẻ nằm ngửa, ngửa đầu trẻ ra nhằm làm cho đường thở thông thoáng. Sau khi hít một hơi thật sâu, người cấp cứu áp miệng luôn qua mũi + miệng trẻ thổi mạnh vào. Trong lúc thổi, quan sát lồng ngực trẻ có lên xuống hay không; nếu có thì chứng tỏ đã làm đúng kỹ thuật, đường thở thông thoáng. Thổi liên tiếp hai cái.

ki that ha hoi thoi ngat
Hình ảnh: Kĩ thuật hà hơi thổi ngạt miệng mũi miệng

Nếu không có một cử động ngực nào có thể thấy được trong những lần thổi vào; người cứu phải đặt lại vị trí đường khí trước khi cho một hơi thở vào mới. Nếu mặc dầu đường khí đã được đặt lại vị trí; những hơi thổi vào không kèm theo một sự nâng lên của lồng ngực; phải xét đến khả năng sự hiện diện của một vật lạ và người cứu phải bắt đầu những ép ngực BƯỚC 3.

Sau khi đã cho 5 cú thổi vào ban đầu; người cứu chuyển qua ĐÁNH GIÁ NHỮNG DẤU HIỆU TUẦN HOÀN/NHỮNG DẤU HIỆU SỐNG

Sau khi đường hô hấp được khai thông và hà hơi thổi ngạt có hiệu quả; phải đánh giá xem có cần ép ngực đứa bé hay không. Phương pháp cổ điển để đánh giá tuần hoàn bởi một người chuyên ngành y tế; là xác định sự hiện diện hay vắng mặt của mạch trung tâm (pouls central).

Ở trẻ con, sự hiện diện của một mạch trung tâm được đánh giá ở động mạch cánh tay hay động mạch đùi.

mach trung tam, mach canh tay o tre em
Hình ảnh: Mạch trung tâm – mạch cánh tay ở trẻ em
Ở trẻ em mạch này được tìm kiếm ở động mạch cảnh.
mach trung tam mach canh
Hình ảnh: mạch trung tâm mạch cảnh

Vì sự đánh giá mạch có thể khó khăn, nên người cứu được khuyến nghị; quan sát ở đứa bé sự hiện diện của những dấu hiệu sống, bao gồm những cử động; ho hay một hô hấp bình thường (không phải là thở ngáp cá hay một hơi thở hấp hối)

Thời gian tối đa để đánh giá tuần hoàn là 10 giây

Nếu mạch hiện diện hay nếu có những dấu hiệu sống, người cứu đánh giá lại sự hô hấp. Nếu vẫn không có hô hấp tự nhiên có hiệu quả; người cứu tiếp tục thông khí với một tần số 12-20 lần thổi vào mỗi phút. Sự hô hấp và tuần hoàn được tái đánh giá thường xuyên và hồi sinh tim phổi được tiếp tục cho đến khi aide médicale urgente đến để thay phiên hay cho đến khi đứa trẻ bắt đầu thở một cách tự nhiên

Nếu không có những dấu hiệu tuần hoàn (không có mạch và/hoặc không có dấu hiệu sống); với những dấu hiệu thông máu xấu hay nếu bạn còn do dự, hãy bắt đầu ép ngực.

Bước 2: Ấn tim (ép ngực)

Những nguyên tắc ép ngực: Các ép ngực (compression thoracique) là những đè ép từng loạt; nhịp nhàng của thành ngực trước, cho phép một lưu lượng máu đến các cơ quan sinh tử; nhằm duy trì khả năng sống của chúng cho đến khi trở lại một tuần hoàn tự nhiên. Để những ép ngực được thực hiện một cách có hiệu quả; đứa trẻ phải được đặt trên một mặt phẳng cứng đồng thời giữ đầu trong một tư thế giữ mở đường khí.

Những điểm mốc: Ở trẻ con và trẻ em, các ép ngực được thực hiện ở nửa dưới xương ức. Để tránh đè bụng trên, hãy xác định vị trí mũi ức (appendice xiphoide) ở góc tạo bởi những xương sườn cuối cùng; bắt đầu ép ngực 1 khoát ngón tay trên giới hạn này.

Mục đích của ép ngực: là ấn ngực xuống khoảng 1/3 đường kính trước sau của nó; với một thời gian bằng nhau đối với đè ép và giãn. Tần số phải khoảng 100 lần mỗi phút (thực tế, các ép ngực bị gián đoạn bởi những thở vào và số những ép ngực được phát ra sẽ ít hơn : 60-80 mỗi phút). Ở trẻ sơ sinh, những đè ép hơi nhanh, khoảng 120 lần mỗi phút.

vi tri ep ngu
Hình ảnh: vị trí ép ngực (giữ điểm cuối xương ức và đường nối 2 vú)
Cách ép ngực:

– Kỹ thuật 2 ngón tay (Technique à 2 doigts): Đó là phương pháp ép ngực được khuyến nghị đối với trẻ con nếu người cứu chỉ một mình. Người cứu đặt hai ngón tay của một bàn tay lên nửa dưới của xương ức. Xương ức được ấn xuống 1/3 đường kính của ngực lúc nghỉ ngơi. Trong giai đoạn giãn và sau mỗi đè ép, người cứu thả đè ép đồng thời vẫn để ngón tay nằm trên ngực. Cuối mỗi loạt 15 đè ép, các ngón tay rời xương ức và đẩy cằm lên để mở đường khí và cho phép thực hiện hai cú thổi vào. Tỷ lệ Ép ngực – Thông khí là: 15:2

ep nguc tre con
Hình ảnh: kỹ thuật ép ngực trẻ con

– Kỹ thuật cho trẻ em: Đặt gót của bàn tay trực tiếp lên trục dọc của một nửa dưới của xương ức. Các ngón không được dựa trên ngực để cho chỉ có gót của bàn tay thực hiện một đè ép lên xương ức. Định tư thế hai vai trực tiếp trên ngực của đứa bé và giữ cánh tay duỗi thẳng với cùi tay chẹn lại; đồng thời sử dụng cả trọng lượng cơ thể để đè xương ức xuống 1/3 đường kính của lồng ngực lúc nghỉ ngơi. Trong giai đoạn gian theo sau mỗi đè ép; hãy ngừng đè ép đồng thời giữ gót của bàn tay tại vị trí trên ngực. Cuối 15 ép ngực, hãy cho 2 thổi vào. Tỷ lệ Ép ngực – Thông khí là: 15:2

ep nguc tre em
Hình ảnh: Ép ngực trẻ em

Ở những trẻ lớn hay khi người cứu nhỏ; sử dụng hai tay để ép ngực có thể dễ dàng hơn.

ep nguc tre em lon
Hình ảnh: Ép ngực trẻ em lớn

Lưu ý: Trên đường chuyển viện không được lúc nào ngưng ấn tim và thổi ngạt; bởi nếu không làm, não sẽ thiếu ôxy, không cấp cứu được.

4. Phòng sặc sữa, cháo, bột cho trẻ

Để tránh cho trẻ bị hóc dị vật, sặc sữa hay cháo cần chú ý tránh cho bé bú, ăn khi bé đang khóc hoặc cười. Không nên đợi đến khi bé đói mới cho bú vì lúc đó bé hay “mút ti”; một cách vội vàng, vồ vập nên rất dễ bị nghẹn. Khi bé đã bú no bạn cũng không nên “tham lam” ép bé bú tiếp; sẽ gây ra sự cố phát sinh ngoài ý muốn.

Khi cho bú, bạn nên để bé nằm gọn trong lòng mình; hơi nghiêng người bé ở góc khoảng 30 – 45 độ so với thân trên của mẹ. Không nên vừa nằm vừa cho con bú.

Nếu cho bé bú bình, bạn không nên đặt bé nằm thẳng mà nên để bé nằm hơi dốc người xuống phía dưới một chút (vị trí của đầu cao hơn chân). Bình sữa cũng cần dốc xuôi về phía núm vú để tránh trường hợp bé hít không khí trước khi hút được sữa.

Sau khi bú xong, bạn nên bế dựng và để đầu bé tựa vào ngực mình; rồi nhè nhẹ vỗ vào lưng bé. Làm như vậy sẽ giúp bé đẩy hết phần khí đang chiếm chỗ trong dạ dày. Hoặc bạn có thể đặt bé nằm; đầu kê cao 15 độ so với mặt giường; đầu tiên nằm nghiêng phải trong 30 phút, sau đó nằm thẳng. Tốt nhất không nên cho bé ngủ ngay sau khi bú để tránh tử vong đột ngột.

Khi bé ăn dặm, ăn cháo: không nên ép bé ăn nhiều; không cho bé ăn khi đang chơi đùa, nói chuyện, chạy nhảy.

Không đút khi trẻ đang quấy khóc hoặc ngọ nguậy không yên vì đây là những lúc dễ bị sặc nhất.

Không ép trẻ ăn liên tục, nên cho trẻ thời gian nhai kỹ; nuốt hẳn thức ăn trong miệng và chờ thêm một chút trước khi đút muỗng kế tiếp. Tuyệt đối không bóp mũi, ép con phải há miệng để đút thức ăn. Điều này rất dễ khiến trẻ bị sặc.

Không nên quát mắng dọa nạt hoặc bày cho trẻ hững trò chơi quá sôi nổi trong khi ăn; đùa giỡn quá trớn dễ khiến cho trẻ mất tập trung và vội vàng rong khi nuốt; dẫn đến nghẹn, sặc.

Cho dù trẻ ăn được ít hay nhiều, cũng nên dừng bữa ăn sau 30 phút. Nếu kéo dài sẽ khiến hai mẹ con mệt mỏi, thức ăn để lâu dễ bị vữa; không đảm bảo dinh dưỡng.

Với những kiến thức Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa, bột, cháo trên đây; chúng tôi rất hy vọng những người mẹ, những người giúp việc nhà có thể xử lý bình tĩnh khi sơ cứu trẻ bị sặc sữa, cháo, bột. Chúc các em bé của chúng ta luôn thật mạnh khỏe.


Logo TKT Maids

028.66.830.931

Công ty tạp vụ vệ sinh TKT Maids®

Trụ sở: 161 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

TKT Company 10 năm dịch vụ chất lượng cao

NguồnCông ty Cung cấp Tạp vụ TKT Maids

Bài viết bởi: giupviectheogio.vn

All in one
09.09.05.80.20