Răng nhạy cảm là gì? Tại sao răng lại bị nhạy cảm? Các phương pháp để làm giảm ê buốt đối với răng bị nhạy cảm. Các loại kem đánh răng chống ê buốt đối với răng nhạy cảm.

Một nghiên cứu về răng miệng tại TP.HCM năm 2010 cho thấy 48% thanh niên trẻ 19-23 tuổi tại TP.HCM bị tình trạng quá cảm ngà. Theo thống kê của tổ chức Nha khoa Thế giới; hơn 50% dân số thế giới có biểu hiện răng nhạy cảm; độ tuổi trung bình là 20-40 tuổi. Điều đó cho thấy, quá cảm ngà hay ê buốt răng không phải là vấn đề của riêng người lớn tuổi.

Răng nhạy cảm có liên quan đến hiện ngà răng và hiện tượng quá cảm ngà. Cùng chúng tôi tìm hiểu về răng nhạy cảm, ngà răng và hiện tượng quá cảm ngà; và sự thật về kém đánh răng chống ê buốt.

kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm
Hình ảnh: kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm

1. Răng nhạy cảm, ngà răng, quá cảm ngà là gì?

Răng nhạy cảm là gì?

Răng nhạy cảm hay tình trạng răng dễ bị ê buốt đó là tình trạng cảm thấy đau buốt nhiều hơn khi gặp vị chua; nhiệt độ thức ăn thay đổi đột ngột nên thường lầm tưởng thức ăn là nguyên nhân chính gây ra chứng ê buốt. Nhưng thực tế, ê buốt răng là hậu quả của những yếu tố bên ngoài và yếu tố bệnh lý tác động lên răng. Hiện tượng răng dễ bị ê buốt này, còn gọi là răng bị quá cảm ngà.

răng bị ê buốt khi uống nước lạnh
Hình ảnh: răng bị ê buốt khi uống nước lạnh
Ngà răng là gì, quá cảm ngà là gì?

Răng có cấu tạo gồm 3 phần: men răng, ngà răng và tuỷ răng. Trong điều kiện bình thường, ngà răng được bao phủ bởi men răng nhưng vì nhiều lý do; lớp men bao phủ này bị mài mòn, khả năng bảo vệ ngà răng suy giảm. Lúc này, các ống ngà trên bề mặt men răng bị lộ ra khiến răng không thể chống lại các chất kích thích từ bên ngoài; tạo ra những cơn ê buốt hay còn gọi là hiện tượng quá cảm ngà.

ngà răng và quá cảm ngà
Hình ảnh: ngà răng và quá cảm ngà

2. Tại sao răng bị ê buốt, nhạy cảm?

Nguyên nhân gây ê buốt răng là do lớp men răng cứng bị phá hỏng hay nướu răng bị tụt sẽ làm hở ngà răng. Khi đó chỉ cần ăn uống bất kỳ thứ gì nóng hoặc lạnh; chạm vào răng hay thậm chí tiếp xúc với không khí lạnh là cũng có thể cảm thấy ê buốt răng khá nhiều.

Có thể bạn chưa biết: Hiện nay có nhiều thuyết giải thích quá cảm ngà khác nhau; trong đó được chấp nhận rộng rãi nhất là thuyết thủy động học được cải tiến bởi Brännström và Aström (1963). Cụ thể, ngà răng được cấu tạo bởi các ống ngà có chứa dịch ngà và các đầu dây thần kinh; được bao bọc và bảo vệ bởi men răng. Các tổn thương và sự mòn răng khiến lớp men răng mất đi và làm lộ ngà răng. Khi đó các nguồn kích thích như nhiệt, cơ học, hóa học, luồng hơi sẽ làm mở ống ngà; thay đổi tốc độ dịch chuyển của dịch ngà trong ống ngà; tạo ra các phản ứng truyền lên não gây ra cơn đau và cảm giác ê buốt khó chịu.

nguyên tắc chống ê buốt kem đánh răng
Hình ảnh: nguyên tắc chống ê buốt kem đánh răng

3. Các phương pháp giúp giảm ê buốt cho răng nhạy cảm

Trên thực tế, ngoại trừ tình trạng răng nhạy cảm thì vẫn còn nhiều nguyên nhân khác cũng gây đau răng. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy đau răng hoặc khó chịu; đặc biệt là bị đau dai dẳng, tốt nhất là bạn nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn chuyên môn.

Trước khi tìm hiểu các phương pháp giúp giảm ê buốt và điều trị răng nhạy cảm; cần phân biệt răng nhạy cảm với các bệnh lý về răng miệng (khiến răng đau nặng hơn); có ảnh hưởng đến tủy răng cần đến gặp các bác sỹ nha khoa như sau:

  • Sâu răng
  • Viêm tủy
  • Tụt nướu, kết quả của bệnh nha chu
  • Vôi răng tích tụ lâu ngày
  • Răng nứt mẻ
  • Vết trám răng gần đây
  • Tẩy trắng răng hoặc điều trị răng miệng khác

Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề Quá Cảm Ngà; tác nhân điển hình gây nên răng nhạy cảm và các phương pháp giúp giảm hiện tượng này.

cơ chế chống ê buốt kem đánh răng
Hình ảnh: cơ chế chống ê buốt kem đánh răng

3.1. Giảm e buốt bằng thay đổi phương pháp chăm sóc răng nhạy cảm

Nếu bạn bị nhạy cảm ngà, bạn có thể làm giảm thiểu tình trạng lộ ngà; chăm sóc cho răng nhạy cảm và làm giảm các cơn đau bằng một số thay đổi đơn giản trong việc chăm sóc răng miệng và thói quen ăn uống hàng ngày của bạn.

Trong phần này chúng ta xem xét một số nguyên nhân chính gây ra sự nhạy cảm.
  • Mòn men răng do tật nghiến răng hoặc chải răng quá thường xuyên, quá mạnh, hoặc sai cách
  • Tụt nướu do bệnh về nướu hoặc chải răng quá mạnh
răng nhạy cảm bị ê buốt khi ăn kem
Hình ảnh: răng nhạy cảm bị ê buốt khi ăn kem

Cảm giác ê buốt gặp phải trong và sau khi áp dụng liệu pháp làm trắng răng chuyên nghiệp (tẩy trắng) khác với nhạy cảm ngà. Nhạy cảm ngà là tình trạng phổ biến và tạo cảm giác đau răng; khởi phát khi ngà răng bị lộ (thường là do bị tụt nướu (tụt lợi) hoặc mòn răng). Tuy nhiên, khi dùng các phương pháp điều trị làm trắng răng; các thành phần tẩy trắng trong trị liệu được cho là xâm nhập vào răng và gây ra sự nhạy cảm (ê buốt).

Theo nghiên cứu lâm sàng, Kem đánh răng chứa kali nitrat có thể làm giảm sự nhạy cảm có liên quan đến các phương pháp tẩy trắng răng chuyên nghiệp. Cũng trong những nghiên cứu này; khi so với những đối tượng thường xuyên sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride thì các đối tượng sử dụng kem đánh răng chứa kali nitrat hai tuần trước; trong và sau quá trình trị liệu làm trắng răng ít bị nhạy cảm hơn.

kem đánh răng cho răng e buốt
Hình ảnh: kem đánh răng cho răng e buốt

3.2. Giảm e buốt cho răng nhạy cảm bằng thuốc đánh răng bổ sung hoạt chất

Sodium Fluoride: Fluor trong kem đánh răng này có tác dụng cũng cố men răng; giúp cho men răng được chắc hơn và ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Bảo vệ khoang miệng, giữ cho răng được chắc khỏe và ngăn ngừa sâu răng. Giúp tạo nên lớp màng bảo vệ ngừa sâu răng, giúp răng chắc khỏe hơn mỗi ngày.

Potassium nitrate: công nghệ này có tác dụng làm giảm đau, làm dịu cơn ê buốt ở răng. Tạo nên một hàng rào bảo vệ răng một cách chắc khỏe nhất; đặc biệt bảo vệ rất chu đáo răng nhạy cảm

Pro-argin: trong công nghệ này có chứa hợp chất Argininee và Calcium carbonite giúp lấp đầy các ống ngà li ti; bảo vệ răng lâu dài nhờ hình thành các lớp màng.

Kali nitrat: hoạt chất chống nhạy cảm là muối kali, có tác dụng trong kháng viêm và giảm đau.

Strontium Chloride: giúp ngăn chặn việc truyền cảm giác từ răng đến các dây thần kinh, đồng thời giúp xoa dịu nướu.

Strontium Acetate: đóng vai trò như các phân tử canxi mang nhiệm vụ lấp đầy các khoảng trống của ống ngà răng bị hở; ngăn ngừa xuất hiện tình trạng ê buốt răng. Với công thức Strontium Acetate đã giúp sản sinh các nút có đặc tính kháng acid; bít sâu ống ngà hở hiệu quả, tạo nên lớp màng bảo vệ ngà răng an toàn; từ đó giảm tình trạng ê buốt kéo dài và xóa tan cảm giác đau trên răng nhạy cảm.

Khoáng chất HAP:
  • HAP hay còn gọi là Hydroxylapatite vốn là thành phần chính trong xương và răng (chiếm từ 50 – 70%). Đây là hợp chất có cấu trúc tinh thể tương tự như men răng tự nhiên; nên có thể giúp tái cấu trúc men răng mất khoáng.
  • Khi tiếp xúc với bề mặt răng, các tinh thể HAP sẽ bịt các lỗ ống ngà; ngăn không cho các chất kích thích như: cồn, thức ăn chua, cay, nóng, lạnh xâm nhập qua lỗ ống ngà đi vào dây thần kinh; từ đó giảm cảm giác ê buốt, khó chịu.
  • Khi được sử dụng thường xuyên, kem đánh răng chứa HAP sẽ giúp trám đầy các chỗ hở của ống ngà; tái cấu trúc men răng mất khoáng, ngăn tình trạng ê buốt trở lại; đồng thời giúp phòng ngừa chứng ê buốt hiệu quả.
  • HAP không chỉ giúp ngăn tình trạng ê buốt trở lại; mà còn có tác dụng giúp tái tạo lại khoáng cho các sang thương sâu răng ở giai đoạn đầu; đồng thời tẩy trắng răng.
NOVAMIN™ và những công nghệ dựa trên nền tảng bioglass đã cách mạng hóa ngành phẫu thuật.

Và viết nên chương mới của ngành chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Có thể tìm kiếm và bao phủ những vùng răng nhạy cảm; tạo nên một bề mặt với cấu trúc tương tự răng; che phủ ngà răng bị lộ, giúp không ngừng phục hồi và bảo vệ răng nhạy cảm. Công nghệ NOVAMIN™trong ống kem, sẵn sàng hoạt động khi được tiếp xúc với môi trường có nước bọt. Nó sẽ kết hợp với bề mặt ngà răng và tiết ra canxi và phốt phát. Quá trình này dần tạo thành bề mặt Hy-đrô a-pa-tít bao phủ bề mặt ngà răng và bên trong những ống ngà; làm dừng lại các chuyển động của dòng dịch bên trong và tạo nên sự giảm đau.

NOVAMIN™ là công nghệ tiên tiến với canxi phốt phát được chứng nhận lâm sàng; có khả năng xây dựng một bề mặt siêu nhỏ, che phủ phần ngà răng bị lộ; mô phỏng những thành phần cấu tạo vô cơ của răng. Lớp bảo vệ này cứng hơn ngà răng tự nhiên và giúp bảo vệ răng trước những vấn đề hàng ngày của răng gặp phải.

Các thương hiệu kem đánh răng dành cho răng Ê buốt; nhạy cảm nổi tiếng trên thị trường bao gồm: Colgate, Ps, Crest, Sensodyne… đều sử dụng 1 trong các hợp chất nêu trên ứng dụng vào kem đánh răng của mình.

Trước khi mua kem đánh răng chống e buốt, hay đọc kỹ lưu ý dưới đây trước khi sử dụng.

kem đánh răng cho răng nhạy cảm Sensodyne
Hình ảnh: kem đánh răng cho răng nhạy cảm Sensodyne

4. Các lưu ý trước khi sử dụng kem đánh răng chống ê buốt

Hay lưu ý rằng, khi răng bị ê buốt có rất nhiều các nguyên nhân phức tạp khác nhau như đã nêu trong mục 3. Do đó việc đầu tiên khi răng bạn bị nhạy cảm; ê buốt là bạn phải đến gặp nha sỹ; trước khi đến siêu thị và mua bất cứ loại kem đánh răng chống ê buốt nào. Sau khi xử lý các bệnh lý về răng miệng; và bác sỹ khuyên bạn nên sử dụng kem đánh răng chống e buốt; bạn hãy lựa chọn một thương hiệu phù hợp cho mình.

Những lời khuyên sau đây giúp bạn phòng ngừa các bệnh răng miệng; đặc biệt là tránh làm mòn lớp men răng hay tụt nướu; nguyên nhân chính gây nên hiện tượng quá cảm ngà.
  • Thường xuyên thay bàn chải đánh răng mới: Chải răng có thể gây đau nếu răng bạn nhạy cảm; vì thế hãy nhẹ nhàng với nướu răng bằng cách sử dụng bàn chải lông mềm. Chải Dọc Siêu Mềm dành cho răng nhạy cảm sẽ nhẹ nhàng trên những khu vực nhạy cảm; trong khi vẫn lấy đi các mảng bám tích tụ lâu ngày.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách. Chải răng 2 ngày 1 lần với kem đánh răng có fluoride và đổi bàn chải định kỳ 2 hay 3 tháng.
  • Đừng chải răng quá tay. Tránh chải răng quá mạnh hay quá thường xuyên và sử dụng bàn chải có lông mềm
  • Để ý chế độ dinh dưỡng. Giảm đồ ngọt và đồ uống nhiều acid. Không chải răng ít nhất 30 phút sau khi sử dụng các loại thực phẩm có acid. Nếu chải răng quá sớm, trong khi acids vẫn còn đang tấn công lớp men răng; bạn sẽ đối mặt với nguy cơ men răng bị phá hủy vì lúc này men răng dễ bị tổn thương.
  • Tránh việc nghiến răng. Nếu bạn nghiến răng, hãy nhờ bác sĩ tư vấn về miếng bảo vệ răng. Thói quen nghiến răng lúc ngủ có thể làm rạn nứt răng và răng trở nên nhạy cảm.
kem đánh răng chống ê buốt
Hình ảnh: kem đánh răng chống ê buốt
Còn khi gặp các bệnh lý về răng miệng, các biện pháp sau giúp giải quyết triệt để nhất:
  • Sử dụng fluoride: Nha sỹ của bạn có thể bôi gel fluoride; rửa hoặc bôi fluoride lên răng bạn để tăng cường bảo vệ răng
  • Gây tê hoặc lắp ghép: Nếu răng nhạy cảm là do bề mặt chân răng bị lộ ra; nha sỹ có thể miếng dán bằng nhựa để bịt kín khu vực xung quanh răng.
  • Phẫu thuật ghép mô nướu: Nếu nguyên nhân là do mất mô nướu; nha sỹ của bạn có thể lấy mô nướu từ chỗ khác trong miệng bạn và cấy vào chỗ có vấn đề.
  • Lấy tủy răng: Khi tình trạng răng nhạy cảm nặng và kéo dài; biện pháp lấy tủy răng là cách xử lý hiệu quả nhất.

Một lần nữa TKT Maids khuyên bạn nên đến nha sỹ tham khảo trước khi sử dụng bất cứ loại kem đánh răng chống ê buốt nào. Đừng nghe quảng cáo mà tự chữa bệnh; bạn có thể làm tình trạng răng bị ê buốt; nhạy cảm nghiêm trọng hơn. Chúc các bạn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc trong năm mới 2019.


Logo TKT Maids

028.66.830.931

Công ty tạp vụ vệ sinh TKT Maids®

Trụ sở: 161 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

TKT Company 10 năm dịch vụ chất lượng cao

NguồnCông ty Cung cấp Tạp vụ TKT Maids

Nguồn: công ty cung cấp tạp vụ TKT Maids

All in one
09.09.05.80.20