Hiện nay, việc phủ bóng sàn đã không còn là điều mới mẻ trong các hình thức xây dựng, bảo dưỡng; bảo trì tòa nhà, nhà xưởng,… Việc phủ bóng giúp bạn bảo vệ được các bề mặt sàn khỏi hư hại theo thời gian; đồng thời duy trì được vẻ thẩm mỹ, tăng tuổi thọ cho sàn nhà của bạn tại các công trình.
Vậy những loại sàn nào nên được phủ bóng? Và cách thức tiến hành phủ bóng những loại sàn này có như nhau hay không? Hãy cũng TKT Maids tìm hiểu về các dịch vụ phủ bóng sàn và quy trính tiến hành như thế nào nhé!
NỘI DUNG
1. Dịch vụ phủ bóng sàn đá, gạch, gỗ, nhựa, vinyl, cao su
Mặt sàn là nơi tiếp xúc với người sử dụng nhiều nhất vì vậy luôn nhận được sự quan tâm lớn và thích đáng của nền công nghiệp vật liệu xây dựng; đặc biệt là dịch vụ phủ bóng sàn. Các vật liệu dùng để sản xuất sàn đa dạng vô cùng; tùy theo mục đích và chức năng sử dụng mà được làm từ:
- Đá, gạch bao gồm: Đá tự nhiên: đá hoa cương (granite), đá cẩm thạch (marble); Đá nhân tạo; Gạch: gạch granito, gạch terrazzo, gạch granitte, gạch men, gạch bông, gạch bóng kính, gạch tàu…;
- Gỗ: sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp: Gỗ Veneer; Gỗ PB – Particle board – Ván gỗ dăm; Gỗ MFC – Melamine Faced Chipboard; Gỗ HDF – High Density fiberboard; Gỗ PW – Polywood – Gỗ ván ép – Gỗ dán…
- Nhựa, Vinyl, sao su, Epoxy, PU…
2. Quy trình phủ bóng sàn đá Marble, Granite
Bước 1
- Dùng máy hút bụi hút sạch bụi trên bề mặt sàn đá
- Bóc lớp sàn cũ nếu có, bằng cách sử dụng hóa chất bóc sàn chuyên dụng Instant Strip – IMEC 501 hoặc Meta Strip – IMEC 502. Sử dụng máy đánh sàn tốc độ thấp để đánh bóc lớp phủ sàn cũ.
Bước 2
- Dùng máy hút nước sạch hóa chất trên bề mặt sàn sau đó tráng lại bằng nước sạch và hút lại một lần nữa.
- Đợi 20 phút cho bề mặt sàn khô dùng móp ướt; dụng cụ vắt giẻ và hóa chất phủ bóng sàn; có thể sử dụng hóa chất phủ bóng sàn trong nhà (Water Based Acrylic Emulsion Sealer): Meta seal – IMEC 506, hoặc phủ bóng sàn ngoài trời (Full Acrylic Emulsion Sealer) Stone seal – IMEC 507 hoặc Dymasearch… kết hợp để lau phủ bóng bề mặt sàn.
Bước 3
- Đợi 30-45 phút cho bề mặt sàn khô, dùng máy đánh bóng sàn.
- Khi mặt sàn đá đã nổi bóng thì kết thúc quá trình phủ bóng. Đối với nhưng nơi sang trọng; nên bảo dưỡng lớp phủ hàng ngày bằng hóa chất bảo trì Thermoplastic Floor Finish Restorer Acryl link – IMEC 508 để sàn lúc nào cũng sáng bóng như gương.
Bước 4: Sau 3 tháng sàn có dấu hiệu bị mờ ta lại lặp lại quy trình phủ bóng theo các bước như trên.
3. Quy trình phủ bóng sàn gạch tàu, phủ bóng sàn bê tông
Công ty vệ sinh TKT MAIDS thực hiện quy trình phủ bóng như sau:
Bước 1
- Dùng máy chà sàn với pad đen; pha hóa chất bóc sàn và làm sạch khu vực gạch Tàu, sàn bê tông cần phủ bóng. Dùng máy hút nước hút sạch dung dịch bẩn. Dùng Mop và nước sạch lau lại 2-3 lần để đảm bảo sàn không còn hóa chất trên sàn. Lưu ý: nước phải được thay thường xuyên. Dùng máy thổi nếu có, hoặc để khô tự nhiên cho sàn thật ráo. Sàn khô ráo hoàn công việc phủ bóng sàn gạch tàu mới đạt hiệu quả cao.
Bước 2
- Dùng vải (khu vực hẹp) hoặc mop cho khu vực rộng phủ dung dịch phủ bóng gạch tàu; phủ bóng sàn bê tông (Water Based Acrylic Emulsion Sealer): Meta seal – IMEC 506; hoặc phủ bóng sàn ngoài trời (Full Acrylic Emulsion Sealer) Stone seal – IMEC 507 hoặc Dymasearch theo hình số 8 chồng lên nhau để phủ đều dung dịch hình chữ nhật. Khi mop không còn ướt nhiều, tiếp tục nhúng hóa chất để phủ.
Bước 3
- Dùng sò thổi hoặc để khu hóa phủ bóng sàn gạch tàu; phủ bóng sàn bê tông khô tự nhiên trong vòng 45 phút. Sau đó dùng máy chà sàn với pad đỏ đánh bóng sơ một lần khu vực phủ bóng sàn gỗ. Tiếp tục phủ bóng sàn gỗ lớp thứ 2 giống như hướng dẫn bước 2.
Bước 4
- Dùng sò thổi hoặc để khu hóa phủ bóng khô tự nhiên trong vòng 30 phút. Sau đó dùng máy chà sàn với pad đỏ đánh bóng quamột lần khu vực phủ hóa chất. Tiếp tục phủ bóng lớp thứ 3 giống như hướng dẫn bước 2. Để lớp phủ bóng cho thật khô hoàn toàn . Dùng máy chà sàn, pad đỏ đánh bóng thật kỹ đến khi thấy sàn bóng và đẹp
Lưu ý:
- không nên phủ hóa chất diện tích quá rộng cùng một lúc sẽ hạn chế việc di chuyển đồ đạt giẫm đạp lên khu vực đã phủ.
- Thông thường phủ 3 lớp là đẹp nhất.
Sau khi phủ bóng sàn gạch tàu; phủ bóng sàn bê tông nước không thể thấm vào; chất dơ không thể thấm xuống sàn, giữ cho sàn luôn bóng đẹp, đỏ rực như mới.
4. Quy trình phủ bóng sàn gỗ
Bước 1: Dùng máy hút bụi hút sạch bụi trên bề mặt sàn gỗ
Bước 2: Bóc lớp sàn cũ nếu có; bằng cách sử dụng hóa chất bóc sàn chuyên dụng Instant Strip – IMEC 501 hoặc Meta Strip – IMEC 502. Sử dụng máy đánh sàn tốc độ thấp để đánh bóc lớp phủ sàn cũ.
Bước 3: Dùng máy hút nước sạch hóa chất trên bề mặt sàn gỗ.
Bước 4: Dùng dụng cụ vắt giẻ và hóa chất phủ bóng sàn gỗ; sử dụng hóa chất phủ bóng sàn gỗ Hybrid Polymer Sealer Wooden seal – IMEC 552.
Bước 5: Đợi 30-45 phút cho bề mặt sàn khô, dùng máy đánh sàn đánh bóng khắp mặt sàn đá.
Bước 6: Khi mặt sàn đá đã nổi bóng thì kết thúc quá trình phủ bóng.
Bước 7: Sau 3 tháng sàn có dấu hiệu bị mờ ta lại lặp lại quy trình phủ bóng theo các bước như trên.
5. Quy trình phủ bóng sàn Vinyl, nhựa, cao su
Dịch vụ vệ sinh TKT MAIDS thực hiện phủ bóng sàn theo các bước như sau:
Bước 1: Quét và lau sàn kĩ càng trước khi phủ bóng sàn Vinyl. Để cho sàn thật khô, có thể sử dụng quạt thổi để làm khô sàn.
Bước 2: Sử dụng cây lau sàn hoặc con lăn sơn để thấm dung dịch phủ bóng.
Bước 3: Phủ bóng 1 lớp thật mỏng, đều khắp bề mặt sàn Vinyl, phải thật đều và mỏng. Để khô trong khoảng 30 phút.
Bước 4: Phủ lớp thứ 2, thứ 3… để sao cho sàn thật bóng, đều. Giữa các lớp phải cách nhau 30 phút. Những chỗ đi lại nhiều có thể quét dày hơn một chút.
Bước 5: Phải để cho lớp cuối cùng khô, sau 4,5h trước khi sắp đồ đạc vào lại sàn.
Lưu ý:
- Đặt miếng nhựa dưới chân đồ đạc (không sử dụng cao su vì sẽ làm ố sàn nhựa)
- Never use an electric floor polisher or buffer on gloss sealer.
6. Máy móc, thiết bị sử dụng phủ bóng sàn
Các máy móc thiết bị cơ bản sử dụng để phủ bóng sàn bao gồm:
- Máy chà sàn tốc độ thấp. Xem thêm tại: https://tktmart.com/vn/may-cha-san-ta-may-danh-bong-mlee-170c-44.html
- Máy chà sàn tốc độ cao: Xem thêm tại: https://tktmart.com/vn/may-cha-danh-bong-san-toc-do-cao-mlee-1500-45.html
- Máy hút bụi nước công nghiệp 60l, 80l. Xem thêm tại: https://tktmart.com/vn/may-hut-bui-nuoc-cong-nghiep-gia-re-mlee-29
- Máy thổi khô
Các dụng cụ để phủ bóng sàn bao gồm:
- Pad đen, đỏ, trắng, pad kim cương. Xem thêm tại: https://tktmart.com/vn/pad-danh-bong-san-kgs-36
- Xe vắt nước
- Cây đẩy bụi, cây đẩy nước
- Thùng đựng và pha hóa chất.
- Rẻ sạch….
7. Hóa chất sử dụng phủ bóng sàn
Tùy theo chất liệu sàn mà hóa chất phủ bóng sàn khác nhau. Về cơ bản sẽ bao gồm các nhóm hóa chất sau:
- Hóa chất bóc sàn cũ
- Hóa chất phủ bóng sàn đá, gạch, gỗ
- Hóa chất bảo dưỡng hàng ngày
* Các loại sàn có thể phủ bóng
1. Gạch Block (tên thường dùng: Gạch xi măng cốt liệu) tiêu chuẩn theo TCVN 6477:1999:
- Được sản xuất từ xi măng, cát và chất độn như sỏi, đá dăm, v.v…(các thành phần kết cấu mềm như đất sét và các hợp chất hữu cơ là không thích hợp); gạch block chính là bê tông với tỷ lệ nước thấp và cốt liệu nhỏ được lèn chặt trong khuôn thép thành các sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu; và sau đó dưỡng hộ cho tới khi cứng đạt mác tương ứng với cấp phối.
- Trên phạm vi toàn thế giới, bên cạnh thép thì bê tông là loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất; và ngày nay nó trở thành một phần không thể thiếu được trong kỹ thuật xây dựng hiện đại. Gạch block được sử dụng phổ biến trong xây dựng gồm các loạt chủ yếu sau đây: Gạch đặc và gạch rỗng để xây tường; Gạch lát đường, lát vỉa hè và các công trình công nghiệp; Gạch viền, gạch trang trí; Các cấu kiện khác như bó vỉa, gạch kè bờ hồ, sông, biển, gạch bó gốc cây…
2. Gạch Ceramic (tên thường dùng là gạch men thuộc nhóm Gạch gốm ốp lát ép bán khô) gồm:
- Gạch ceramic ốp lát (có men); Gạch gốm granít hay granite nhân tạo (có men hoặc không có men) Gạch gốm mozaic ép bán khô; Gạch cotto ép bán khô) tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 7745 : 2007 Gạch gốm ốp lát ép bán khô): ngược lại với granite, gạch ceramic có cốt liệu 70% là Ðất sét và 30% tràng thạch; Ðược nung ở nhiệt Ðộ 1.100oc và thời gian nung phải từ 42 – 45 phút.
- Quy trình chính qua 4 bước: làm xương, tráng men, in lụa và nung. Gạch ceramic có nhiều mẫu mã trang trí đặc sắc thích hợp với cả hai khâu ốp tường và lát sàn. Tuy nhiên khả năng chịu lực nứt gãy cũa gạch céramic thua xa gạch granite. Các chức năng của gạch men : gạch men lót nền (lát sàn) – Floor tile; Gạch men ốp tường – Wall tile; Gạch viền; Gạch len tường; Gạch cầu thang; Gạch lót nhà vệ sinh… Kích cỡ gạch men lát sàn thông dụng hiện nay là 40 x 40 cm và lớn nhất là 50 x 50 cm.
3. Gạch Terrazo tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 7744 : 2007 “Gạch terrazzo”:
- Được sản xuất từ nguyên liệu bột đá; xi măng; cát; đá mi bụi; và chất độn, v.v… Công nghệ ép rung tự động và bán tự động của Italia, Tây Ban Nha, Đức và Hàn Quốc. Gạch Terrazzo chính là bê tông với tỷ lệ nước thấp và cốt liệu nhỏ; bề mặt được phủ một lớp men màu (thường là xanh, đỏ, vàng, xám) trộn đa phần là đá tự nhiên (thường là trắng, đen, vàng),
- Gạch được sản xuất bằng cách ép thủy lực 2 thành phần vữa riêng biệt lại với nhau: lớp thứ nhất (hay lớp bề mặt) và lớp thứ hai (hay lớp dưới) được ép chặt trong khuôn thép để tạo thành các sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu; sau khi ép, chờ cho gạch khô đủ cứng đem ra mài láng bề mặt để cho hiện các hạt đá lấm chấm nhìn rất đẹp mắt nên còn gọi là gạch đá mài. Gồm có 2 lớp được ép lại với nhau, do đó cần hai hệ thống trộn riêng biệt. Lớp thứ nhất, lớp cao cấp; được trộn bằng máy trộn hành tinh với nguyên liệu là mảnh vụn đá cẩm thạch, bột đá, cát, xi măng, bột màu và nước với một lượng để tạo thành một hỗn hợp bán lỏng (vữa xi măng).
- Việc trộn liệu cho lớp thứ hai cũng tương tự như lớp thứ nhất nhưng vữa cho lớp thứ hai là vữa thông thường và ít thành phần hơn (xi măng xám, cát và một ít nước). Lượng nước trong lớp thứ hai rất ít bởi vì quá trình ép kín hơi sẽ làm cho lớp thứ hai hút luôn nước của lớp thứ nhất. Hệ thống trộn cho lớp thứ hai được kết thúc thì sẽ chuyển qua băng tải đến phễu của máy ép.
4. Đá mài Granito (tên thường dùng là đá rửa) – Gạch Granito tiêu chuẩn theo TCVN 6074:1995:
- Đổ bê tông, dùng xi măng mác tốt kết nối các thành phần, thay cát bằng bột đá (1 phần hoặc hoàn toàn); thay đá sỏi bằng đá “hạt lựu” (viên đá to = hạt lựu, thậm chí đồng, nhôm, kính …) thường có 2 mầu đen/trắng. Ngoài ra có thể thả thêm bột mầu theo ý thích. Sau khi cứng lại thì lấy máy mài, tưới nước liên tục, các bột đá hiện lên. Công nghệ này khá ướt át, bẩn thỉu, màu xấu, dễ phai, ố, đổi màu khi bị hóa chất, axit, dấm rơi vào.
- Đá mài Granito rẻ tiền 180 – 240k/m2, thông dụng ở VN vào những năm 80-85, hiện nay ít được sử dụng. Nhà sản xuất có thể sản xuất sẵn Gạch Granito (Granito floor tiles) để bán; còn gọi là gạch lát granito sản xuất theo phương pháp ép bán khô từ hỗn hợp phối liệu: Xi măng, cát vàng, hạt đá hoa (marble), có hoặc không có cốt thép. Bề mặt sản phẩm được mài nhẵn sẵn. Sự khác nhau giữa gạch Granito và gạch Terrazo là quá trình ép. Đá mài Granito hay gạch Granito không có quá trình ép. Gạch Terrazo nhờ được ép dưới áp lực cao nên khả năng chịu lực tốt. Gạch Terazzo thường có 2 lớp, được ép với nhau bằng ép thủy lực, còn gạch Granito chỉ có 1lớp. Đó chính là cách phân biệt giữa gạch Granito và gạch Terrazo.
5. Gạch bông – Cement tiles (tên thường dùng là Gạch hoa lát nền hay gạch xi măng) tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 6065 -1995:
- Gồm có 02 lớp. Lớp 1: Được tạo ra bằng cách trộn hỗn hợp xi măng và cốt liệu (cát vàng, bột đá) để làm phần xương dày khoảng 1,5 –>2 cm. Lớp 2: Phần hoa bên trên 2mm làm bằng xi măng trắng, bột đá, bột màu ép lại bằng máy nén nhờ phương pháp bán khô. Sau đó ngâm bảo dưỡng đến khi đạt yêu cầu.
- Gạch bông còn đó những hạn chế như kích thước nhỏ, thiếu những đường nét vân hoa trang trí tinh xảo; lớp men mờ, dễ sứt, xước, bong tróc trong quá trình sử dụng do chúng được sản xuất thủ công, ép thủy lực bằng tay… Những điểm yếu đó khiến gạch bông phải nhường bước cho những dòng sản phẩm gạch ốp lát cao cấp của thời đại khoa học công nghệ. Gạch thường có kích thước: 20×20, 40×40;
6. Gạch bóng kính (gạch Granite):
- Hay đá bóng kiếng, gạch bóng kiếng,… là gạch lát nền hay còn gọi là đá granite nhân tạo, được sản xuất với công nghệ và nguyên liệu gần giống như sản xuất gạch ceramic (gạch men) nhưng cao cấp hơn. Gạch granite là chất liệu đồng nhất từ đáy đến bề mặt, có hoa văn giống đá granite tự nhiên, có nhiều loại, nhiều kích thước và màu sắc khác nhau.
- Gạch gồm 70% tràng thạch (feldspat) và 30% đất sét cùng một số các phụ gia khác. Và thực hiện trên quy trình: phối liệu trên được nghiền mịn, pha màu, sấy thành bột; tạo hình trên máy ép; sau đó sấy khô và đem nung ở nhiệt độ khoảng 1.200 – 1.220oC. Nhờ màu trộn vào trong cốt liệu nên không bị bay màu và là gạch đồng chất, từ đáy đến bề mặt cùng một chất liệu. Ðộ bóng đạt được là do mài bóng chứ không phải tráng lớp men trên bề mặt như ceramic. Gạch sản xuất đúng quy chuẩn, có độ dày nhất định, độ cứng cao và độ hút nước rất thấp – nhỏ hơn 0,05%.
- Do kết cấu nén chặt nên xương gạch cứng, không có lổ rổng (mao mạch) và không bị rạn nứt, ố mốc hay rêu bám theo thời gian. Do độ cứng cao,gạch granite rất thường được dùng để lát sàn; nhất là ở những mặt bằng rộng lớn chịu nhiều lực ma sát. Gạch Granit giá từ 350k trở lên. Với nhiều ưu điểm vượt trội và giá thành không quá cao nên gạch bóng kính cũng rất được thị trường ưa chuộng; đặc biệt là phù hợp với những khuôn viên rộng, sang trọng, cao cấp như nền biệt thự, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, nhà thờ, đền chùa. Kích thước đa dạng : 60×60, 80×80, 100×100 nên khi lát nhà sẽ ít đường ren hơn, sẽ có cảm giác nhà rộng, thoáng hơn. Có 3 loại chính : gạch bóng kiếng 1 da, gạch bóng kiếng 2 da và gạch bóng kiếng toàn phần.
7. Đá tự nhiên Granit, Marble thuộc nhóm Đá ốp lát tự nhiên, gồm:
- Đá granít ốp lát;
- Đá hoa hay marble ốp lát;
- Đá vôi hay calcit ốp lát tuân theo TCVN 4732 : 2007 “Đá ốp lát tự nhiên”
8. Đá nhân tạo thuộc nhóm:
- Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ tuân theo TCVN 8057 : 2009 “Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ”
9. Sàn gỗ tự nhiên:
- Sàn gỗ tự nhiên được coi là loại hàng sang, đắt tiền và có giá thành cao. Ưu điểm của loại sàn gỗ này là có vân bóng đẹp, đi có độ ấm, cảm giác thật chân, có độ bền cao và mùi hương dễ chịu. Tuy nhiên, so với sàn gỗ công nghiệp thì sàn gỗ tự nhiên có khả năng chống xước thấp hơn; dễ bị ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí.
- Các loại ván sàn gỗ tự nhiên vẫn được cho là có tuổi đời cao hơn, vân gỗ đa dạng và có màu sắc phù hợp với căn nhà sang trọng theo lối cổ điển. Một số loại gỗ tự nhiên được ưa dùng là các loại gỗ lim, căm xe, giáng hương, pơmu… với giá từ 350.000 – 600.000 đồng/m2 hoàn thiện tùy loại. Tuy nhiên các nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm.
10. Sàn gỗ công nghiệp:
- Gỗ công nghiệp được sản xuất từ gỗ tự nhiên kết hợp công nghệ cao để tạo ra vật liệu gỗ HDF dùng làm sàn thay thế sàn gỗ tự nhiên. Sàn gỗ công nghiệp được xử lý tốt về chống mối mọt, cong vênh; đảm bảo độ bóng và sự đồng đều về sản phẩm nên thuận lợi khi thi công với số lượng lớn. Gỗ công nghiệp còn có độ bóng cao, nhiều màu sắc và vân đẹp để chọn lựa. Sản phẩm gỗ công nghiệp trên thị trường chủ yếu được nhập khẩu với nhiều nhà sản xuất khác nhau như Unifloors, Florton, Eurolines, Eurohome, Alpha, Knortex,Gercus, Quick House,…
- Các loại sàn gỗ công nghiệp có giá từ 220.000 – 500.000 đồng/m2 sàn tùy loại, tùy hãng và công nghệ sản xuất sàn. Các thông số chính của sàn gỗ công nghiệp: Khi sử dụng loại vật liệu gỗ công nghiệp để lát sàn nhà, người tiêu dùng nên quan tâm tới một số thông số chính của loại sàn gỗ này như: cường độ chịu mài mòn, độ dày sản phẩm, khả năng chịu va đập và các khóa nối. Cường độ chịu mài mòn (abrasion resistance): là thông số quan trọng quyết định sản phẩm đó được lát ở đâu, kí hiệu là AC. Thông số AC càng cao thì khả năng chịu mài mòn càng tốt, có từ AC1 đến AC5. AC3 phù hợp cho các loại gia đình có mật độ đi lại vừa phải, với nhà riêng có thể dùng loại AC4.
11. Sàn Gỗ Veneer:
- Là một lớp gỗ tự nhiên mỏng, được sử dụng làm bề mặt của sản phẩm gỗ. Gỗ Veneer được sản xuất từ việc lạng mỏng từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi hoặc gỗ xoan đào. Nên bề mặt của gỗ veneer rất đẹp và tự nhiên. Các lớp gỗ bên trong tạo độ dày thì có thể dùng gỗ công nghiệp cho kinh tế. Khi gia công sản phẩm đồ gỗ, thợ thường gọi luôn gỗ sử dụng là gỗ veneer. Trong đó bao gồm cả gỗ công nghiệp được phủ bề mặt Veneer.
Ưu điểm: Dễ gia công, sử dụng được cho các công trình khó, vân gỗ tự nhiên, đẹp.
Nhược điểm: Là một lớp gỗ mỏng làm bề mặt nên dễ bị trầy sước, bong tróc. Thời gian sử dụng ngắn. Thường được sử dụng làm vách, bàn ghế, tủ kệ trong nội thất sang trọng. Để chịu được nước, ẩm nên kết hợp với gỗ dán.
12. Sàn Gỗ PB – Particle board – Ván gỗ dăm:
- Là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su, thông…); có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại.
- Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng)…
13. Sàn gỗ MFC – Melamine Faced Chipboard:
- Ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine (dòng gỗ này cũng có thể coi là một nhánh của PB) Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to.
- Người ta băm nhỏ cây gỗ này và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.
Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng. Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất.
14. Gỗ MDF – Medium Density fiberboard – Gỗ ép:
- Gỗ ép thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ván sợi được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng. MDF được sản xuất qua quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo; tỷ trọng từ 520-850kg/m3, tùy theo yêu cầu chất lượng, nguyên liệu gỗ, độ dày. MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, bả rồi phủ sơn PU.
- MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp. Thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp làm nội thất vùng khí hậu nhiệt đới. MDF được sản xuất bằng quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520 đến 850 kg/m3, dày từ 2,5-20cm. Trên thị trường hiện có 3 loại chính là trơn, chịu nước và melamine. MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn hoặc phủ PU.
Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng. Gỗ MDF chịu nước có giá thành cao. Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất.
15. Gỗ HDF – High Density fiberboard:
- Người ta cũng dùng bột gỗ/giấy trộn keo và ép lại tạo độ dày nhưng với cường độ nén và khả năng chịu cháy, chịu nước… cao hơn. Dòng gỗ CN này mọi người có thể thấy ở ván sàn công nghiệp, hầu hết là dùng loại này. Gỗ HDF được định hình từ những sợi gỗ xay và keo đặc biệt phenol dưới áp suất và nhiệt độ cao, có vân giống như gỗ thật, dùng thay thế gỗ tự nhiên mà không làm mất đi tính thẫm mỹ vốn có của nó. HDF chuyên ứng dụng làm cửa với nhiều kiểu mẫu, sắc màu phong phú. Gỗ HDF có tác dụng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…
- Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt; mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên. HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn; đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đòi hỏi chất lượng cao, kích thước bề mặt gỗ lớn. Độ bền tốt, chống sước và chống nước rất tốt. Giá chấp nhận được so với gỗ tự nhiên.
Nhược điểm: Là gỗ được dán ép nên vẫn có những nhà sản xuất đưa ra các sản phẩm rẻ nên vẫn sợ nước. Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất, sàn và đặc biệt là làm cửa.
16. Gỗ PW – Plywood – Gỗ ván ép – Gố dán:
- Gỗ ván ép Plywood được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này ko cần nói kỹ chắc nhiều người cũng biết rồi. Cái dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm. Được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Ghép từ những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Thường sử dụng làm trang trí nội thất, ván sàn…
- Gồm 4 kiểu ghép: ghép song song, ghép mặt, ghép cạnh, ghép giác. Ghép song song gồm nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, ghép song song với nhau. Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn; ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau; rồi tiếp tục ghép song song các thanh, cho nên chỉ nhìn thấy vết ghép hình răng lược trên bề mặt ván. Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn. Nhược điểm: Bề mặt gỗ xấu, là gỗ được dán keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị bong giữa các lớp gỗ. Thường được sử dụng làm bàn, vách, tủ kệ trong nội thất. Và cần phải phủ một lớp gỗ Veneer làm bề mặt.
17. Sàn Vinyl:
- Sàn Vinyl là loại sàn đàn hồi gồm có sàn chống tính điện và sàn không chống tĩnh điện; sàn có độ đàn hồi cao khoảng 12%. với các tính năng sau: Độ mềm, dẻo cao, bền, chống trầy xước; Chống trơn trượt, vệ sinh, kháng khuẩn và nấm mốc, chống vết nám của tàn thuốc, chống hóa chất; Không nứt, vỡ, gãy do địa chấn, chống lực nén cao; Giảm ồn, tiếng động, không bị lõm; Ít hoặc không có đường nối, độ phẳng cao; Chống tĩnh điện có nhiều loại: từ 104Ω – 106Ω (dẫn tĩnh điện), 107Ω – 109Ω (phân tán tĩnh điện); Dễ lau chùi, dễ bảo quản và bảo dưỡng; Nhẹ hơn gạch nên giảm được chi phí ban đầu (chi phí làm móng…) cho các công trình.
- Do những đặc tính trên nên sàn Vinyl thường được sử dụng ở những nơi như: nhà máy, bệnh viện, phòng máy tính, phòng điều khiển, phòng sạch, phòng mổ, phòng dược, phòng chế biến thực phẩm, nhà máy sản xuất mỹ phẩm, nhà máy điện, các trạm biến thế, phòng điện của các building .v.v.
18. Gạch nhựa Vinyl (vật liệu của tương lai):
- Gạch nhựa trên thị trường đa phần là bắt chước những vật liệu đắt tiền như đá hoa cương, gỗ…. Gạch nhựa có một ưu điểm là loại vật liệu nhẹ, rất dễ lắp đặt dùng keo với vài tiếng đồng hồ. Khá phổ biến ở các nước phát triển với ưu điểm nhẹ, bền và mẫu mã đa dạng; gạch nhựa hay còn gọi là gạch vinyl rất phổ biến ở các hộ gia đình, cửa hàng, văn phòng, khách sạn… như là một vật liệu tối ưu để thay thế các chất liệu như gạch men, đá granite, sàn gỗ.
- Gạch nhựa không dễ vỡ và dễ trơn trợt như gạch men; rất khó bắt cháy và không gây ra tiếng ồn khi di chuyển như sàn gỗ. Những loại gạch nhựa loại tốt có bề mặt phủ lớp chống trầy xước dày và chịu lực nén tốt thậm chí có tuổi thọ còn cao hơn các loại vật liệu sàn truyền thống như gỗ, đá. Khi cần thay đổi sàn nhà; cũng rất đơn giản để lột bỏ lớp gạch nhựa cũ và thay bằng một lớp mới.
- Nhược điểm của gạch nhựa là không dùng để lát ngoài trời được và nếu liên tục bị đổ nước lên, bề mặt lớp keo sẽ mất độ dính. Ngoài các đặc tính tích cực trên, gạch nhựa còn thể hiện là loại vật liệu thân thiện với sức khỏe và môi trường sống. Gạch nhựa cũng chứng minh tính an toàn cho sức khoẻ vì không chứa các chất vô cơ độc hại, an toàn tuyệt đối cho hô hấp và tiếp xúc.
8. Yêu cầu Tư vấn, Khảo sát, Báo giá dịch vụ
🌟 Nếu bạn có nhu cầu hoặc quan tâm, muốn sử dụng các dịch vụ của TKT Maids, hãy để lại thông tin cho chúng tôi nhé!
9. Khách hàng đánh giá dịch vụ phủ bóng sàn TKT Maids
💫 Hãy để lại những lời nhận xét của bạn về các dịch vụ mà bạn đã sử dụng nhé!
10. Video dịch vụ phủ bóng sàn cứng của TKT Maids
10.1. Video giới thiệu dịch vụ vệ sinh công nghiệp
10.2. Video giới thiệu dịch vụ đánh bóng sàn đá
11. Có thể bạn quan tâm các dịch vụ vệ sinh khác của TKT Maids
11.1. Video giới thiệu dịch vụ vệ sinh kính tòa nhà
11.2. Video giới thiệu dịch vụ giặt ghế văn phòng
11.3. Video giới thiệu dịch vụ vệ sinh văn phòng
11.4. Video giới thiệu dịch vụ vệ sinh trường học
12. Yêu cầu tư vấn
Điền thông tin của bạn vào form bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất có thể 👇👇👇👇👇
028.66.830.931
Công ty tạp vụ vệ sinh TKT Maids®
Trụ sở: 161 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh