Ngành nghề vệ sinh công nghiệp đang ngày một phát triển ở các thành phố lớn như TpHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế… và khắp cả nước, với rất nhiều công ty, dịch vụ, đội vệ sinh công nghiệp được thành lập. Vậy:
- Vệ sinh công nghiệp là gì?
- Đối tượng khách hàng của dịch vụ vệ sinh công nghiệp là gì?
- Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong vệ sinh công nghiệp là gì?
- Hóa chất sử dụng trong dịch vụ vệ sinh công nghiệp là gì?
- Các quy trình cơ bản trong vệ sinh công nghiệp là gì?
NỘI DUNG
1. Vệ sinh công nghiệp là gì?
Là hoạt động mang tính chuyên nghiệp, là làm sạch, hoàn thiện các công trình xây dựng, các công xưởng, nhà máy, các cao ốc, các tòa nhà văn phòng, chung cư, căn hộ, biệt thự, hộ gia đình… có sử dụng các thiết bị chuyên dụng, dụng cụ và hóa chất làm sạch tiên tiến với quy trình kỹ thuật cụ thể để làm sạch, đẹp, tăng tính thẩm mỹ, nghệ thuật cho các căn hộ, toàn nhà, văn phòng, và giữ cho vật liệu của các công trình đó được bền mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Dịch vụ vệ sinh công nghiệp được chia làm 2 loại hình sau:
- Làm sạch tổng hợp: tổng vệ sinh công trình (làm sạch toàn bộ công trình từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, bao gồm cả lau kính, aluminum, khung nhôm, tường mặt trong, mặt ngoài); vệ sinh nội thất (vệ sinh sàn, đánh bóng sàn, phủ bóng sàn, giặt thảm, ghế, rèm, nệm…)
- Làm sạch hàng ngày: Là làm sạch, vệ sinh từng phần hoặc toàn bộ công trình đang sử dụng, hoạt động mang tính chất lặp lại thường xuyên hàng ngày.
2. Đối tượng của vệ sinh công nghiệp
Đối tượng của vệ sinh công nghiệp bao gồm:
Các công trình:
- Tòa nhà, cao ốc, văn phòng
- Khách sạn, nhà hàng, khu ẩm thực
- Khu thương mại, ngân hàng
- Khu giải trí, rạp chiếu phim
- Công trình công cộng, công viên
- Chung cư, căn hộ, tập thể
- Biệt thự, hộ gia đình
- Công xưởng, nhà máy, nhà xưởng, khu chế biến
Công việc của vệ sinh công nghiệp bao gồm:
- Vệ sinh sàn, trần nhà
- Vệ sinh cầu thang, lan can, tay vịn, bếp
- Vệ sinh Bàn ghế, giường tủ.
- Vệ sinh toilet, các thiết bị vệ sinh
- Vệ sinh cửa đi, cửa sổ
- Vệ sinh thiết bị văn phòng, máy lạnh
- Giặt thảm, giặt ghế nội thất
- Vệ sinh vật liệu trang trí nội thất
- Vệ sinh khu vực công cộng hành lang, lối đi
- Đánh bóng sàn, phủ bóng sàn, phục hồi sàn
- Chăm sóc vườn cây cảnh
3. Thiết bị và dụng cụ sử dụng trong dịch vụ vệ sinh công nghiệp
Các thiết bị sử dụng trong vệ sinh công nghiệp cơ bản gồm các loại thiết bị vệ sinh sau:
- Máy chà sàn : Là loại máy dùng để sử dụng đánh các loại sàn cứng, sàn trảu thảm có tác dụng loại bỏ nhanh chóng nhưng vết bẩn một cách nhanh chóng chuyên nghiệp. Loại máy thông thường có tốc độ 150 – 190 vòng/phút
- Máy đánh bóng sàn : Đây là loại máy chuyên dụng dùng đánh bóng các vật liệu như đá mable, đá granito, granit. Loại máy này có tốc độ quay rất cao (1.100 – 1.500 vòng/phút) thiết bị sẽ làm cho hóa chất phủ bóng ép sâu xuống bề mặt của vật liệu làm cho vật liệu được bóng và bền lâu với thời gian.
- Máy chà sàn liên hợp : là loại máy dùng làm vệ sinh sàn cứng có khối lượng công việc lớn. Đây là thiết bị hoạt động khép kín bơm xả hóa chất – cọp rửa và hút sạch.
- Máy hút bụi – nước : được sử dụng dùng để hút vụi và nước trước hoặc sau khi chà sàn, giặt thảm hoặc được sử dụng để giặt ghế.
- Máy giặt ghế nệm : là loại máy chuyên dùng để giặt ghế nệm mút bọc nỉ
- Máy phun rửa áp lực cao: là loại máy dùng để phun xịt rửa sàn, rửa tường với áp lực cao từ 140-160bar.
- Máy thổi khô thảm sàn: là loại máy dùng để thổi khô sàn, thảm, ghế sau khi vệ sinh. Sử dụng luồng khí phun mạnh từ thiết bị, tạo dòng đối lưu khí liên tục là khô sâu bề mặt thảm, sàn, ghế.
- Máy mài tay: dùng để đánh bóng sàn đá khu vực nhỏ như cầu thang, bậc tam cấp, hay để hỗ trợ giặt ghế, giặt thảm. Chỉ cần thay các lưỡi khác nhau để áp dụng vào các mục đích cụ thể.
Các dụng cụ sử dụng trong vệ sinh công nghiệp
- Cây gạt kính : sử dụng khi lau kính
- Bàn chải sắt : làm sạch các vân của gạch ceramic sần hoặc một số loại đá tự nhiên (khi sử dụng phải tham khảo ý kiến giám sát kỹ thuật tránh làm hỏng vật liệu)
- Dao tem : Được sử dụng để cạo vét các vết sơn, vết xi măng dính trên các cửa kính, trên sàn
- Pad chà : pad chà có ba loại đó là pad đỏ, pad đen và pad trắng :
- Pad đỏ : Tính chất mềm hơn là pad đen nên thường được sử dụng để chà các vết bẩn dính trên cửa kính, cửa gỗ, gương kính, bồn tắm, bồn rửa mặt trong các phòng vệ sinh.
- Pad đen : Có tính chất là cứng và dai thì thường được sử dụng đề chà sàn, chà các chân tường, tường trong phòng vệ sinh và các vết bẩn cứng.
- Pad trắng : Được sử dụng để đánh bóng sàn và các vật liệu.
- Sủi sắt (inox) : thường được sử dụng để sủi các vết bẩn trên cao, các bóng đèn, quạt trần mà ta không với tới được.
- Xô nhựa : dùng để đựng nước pha với hóa chất.
- Thang nhôm : Được sử dụng để lau các vết bẩn trên cao, các bóng đèn, quạt trần mà ta không với tới được.
- Cây lau sàn : Được sử dụng để lau các sàn nhà trong các cơ quan văn phòng mà ra bảo trì thường xuyên hoặc được sử dụng trong trường hợp sàn nhà bẩn thì ta phải bao hóa chất trước cho các vết dơ trên sàn bở ra rồi mới sử dụng máy chà sàn (lau ướt)
- Mop lau sàn (Dust mop) : là loại dụng cụ gần giống với cây lau sàn nhà nhưng khác hơn là mop lau sàn này được sử dụng ở trường hợp bảo trì ở các nhà máy, các khu công nghiệp hoặc dùng để lau trên bề mặt bóng khô.
- Khăn lau : Có hai loại khăn lau chính đó là :
- Khăn lau kính và các vật dụng : khăn này có kích thước nhỏ khoảng 15*15cm và có độ thẩm thấu cao.
- Khăn lau sàn : Khăn này có kích thước to hơn khăn lau kính và các vật dụng. Kích thước của khăn vào khoảng 20*40cm. Khăn được làm bằng chất liệu cotton nên độ dai và độ thấm nước của khăn cao hơn so với khăn lau kính và các vật dụng
- Cây lau toilet : Được sử dụng để cọ bồn cầu trong phòng vệ sinh
- Găng tay : Được sử dụng cho các công nhân kỹ thuật khi đi làm ở các công trình để tránh bị hóa chất ăn tay
- Túi rác : Được sử dụng để đựng các loại phế liệu khi ra dọn dẹp.
- Chổi : Có 3 loại chính là chổi đót, Chổi tre, chổi phất trần
- Chổi đót : Dùng để vệ sinh sàn nhà (quét nhà ) trước khi bao hóa chất và đưa máy vào chà
- Chổi tre : Dùng để quét ở ngoài sân, vườn trong các công trình bảo trì.
- Chổi phất trần : Dùng để phủi bụi ở máy tính, tủ bếp, các trần tường trong nhà.
- Bàn chải nhỏ: dùng để tẩy các chấy dơ trên nền cứng, thảm, các góc cạnh
- Giấy nhám mịn : dùng để chà các vết dơ trên men, sứ, kính.
- Giấy nhám vải : Dùng để chà các vết vecsni, hoặc sơn mỏng dính chặt trên sàn mà máy chà không chà hết được.
- Cây gạt nước : dùng để gạt nước trên sàn nhà. Cây gạt nước này dùng trong trường hợp sàn nhà nhỏ không thể dùng máy để hút được nước trên sàn đó.
- Bình xịt : dùng để phun thuốc lau kính hoặc giặt ghế.
- Giấy báo : dùng để lau kính, tạo độ bóng cho kính.
4. Hóa chất sử dụng trong vệ sinh công nghiệp
Hóa chất sử dụng trong vệ sinh công nghiệp bao gồm:
- Vệ sinh sàn, đánh bóng sàn, phủ bóng sàn, bảo dưỡng sàn: đá, gạch, gỗ, men
- Hóa chất vệ sinh sàn sau xây dựng
- Hóa chất lau sàn hàng ngày
- Hóa chất bảo dưỡng sàn, làm mới sàn
- Hóa chất bóc sàn
- Hóa chất đánh bóng sàn, Hóa chất duy trì độ bóng sàn
- Hóa chất phủ bóng sàn
- Hóa chất hỗ trợ đánh bóng, phủ bóng sàn.
- Hóa chất tăng độ bóng sàn đã phủ
- Hóa chất giặt thảm, ghế, nệm
- Hóa chất lau kính
- Hóa chất cho nhà vệ sinh
- Hóa chất tẩy rửa gạch men, bồn cầu, nhà vệ sinh
- Hóa chất khử mùi nhà vệ sinh, kho rác.
- Hóa chất cho khu vực bếp
- Hóa chất cho khu vực công cộng
- Hóa chất khử mùi, diệt khuẩn
- Hóa chất cho khu công nghiệp
- Hóa chất tẩy thiết bị văn phòng
- Hóa chất rửa xe hơi
- Hóa chất rửa tay
- Hóa chất giặt ủi
5. Quy trình vệ sinh sử dụng trong vệ sinh công nghiệp
Trước khi làm sạch bất cứ một vật liệu nào người nhóm trưởng thi công quan sát toàn bộ mặt bằng vị trí, mức độ bẩn sạch, độ khó thi công, nguồn cung cấp nước, nơi thoát nước để quyết định nên sử dụng loại thiết bị, dụng cụ cũng như loại hóa chất cần được sử dụng và tỷ lệ pha.
Chú ý: các bước tiến hành thi công nên từ trên xuống, từ trong ra ngoài, nguồn cấp, thoát nước làm sau cùng.
a. Làm sạch sàn xi măng
- Quét, hút bụi toàn bộ sàn
- Tẩy sơn tường còn bám trên bề mặt bằng hóa chất tẩy sơn, dùng sủi
- Pha hóa chất
- Xả hóa chất từ máy chà xuống sàn thi công
- Đánh sàn
- Dùng máy hút bụi – hút nước hút lại để làm sạch hoặc cây gạt nước.
- Kiểm tra, kết thúc.
b. Làm sạch sàn gạch ceramic
- Quét, hút bụi toàn bộ
- Tẩy sơn tường còn bám trên mặt bằng hóa chất tẩy sơn, dùng sủi.
- Pha hóa chất (xem hướng dẫn sử dụng hóa chất)
- Xả hóa chất từ máy chà xuống sàn thi công
- Đánh sàn
- Dùng máy hút bụi – hút nước hút lại để làm sạch hoặc cây gạt nước.
- Tẩy lại những vết bẩn còn sót lại
- Kiểm tra, Kết thúc
c. Làm sạch gạch gốm
- Quét, hút bụi toàn bộ sàn
- Tẩy sơn tường còn bám trên mặt bằng hóa chất tẩy sơn, dùng sủi.
- Pha hóa chất (xem hướng dẫn sử dụng hóa chất)
- Xả hóa chất từ máy chà xuống sàn thi công
- Đánh sàn bằng máy hoặc bằng tay
- Dùng máy hút bụi – hút nước hút lại để làm sạch hoặc cây gạt nước.
- Tẩy lại những vết bẩn còn sót lại
- Phủ bảo vệ (phủ bóng)
- Để bề mặt cần phủ hoàn toàn khô
- Phủ hóa chất (gốc dầu hay gốc nước theo yêu cầu thực tế) phủ từ 2 – 3 lần, chú ý các lần phủ phải để hóa chất hoàn toàn khô mới được phủ lớp tiếp theo.
- Kiểm tra, Kết thúc
d. Làm sạch đá granit
- Quét, hút bụi toàn bộ sàn
- Tẩy sơn tường còn bám trên mặt bằng hóa chất tẩy sơn, dùng sủi.
- Pha hóa chất (xem hướng dẫn sử dụng hóa chất)
- Xả hóa chất từ máy chà xuống sàn thi công
- Đánh sàn bằng máy hoặc bằng tay
- Dùng máy hút bụi – hút nước hút lại để làm sạch hoặc cây gạt nước.
- Tẩy lại những vết bẩn còn sót lại
- Đánh bóng:
- Để bề mặt đá hoàn toàn khô
- Phủ hóa chất đánh bóng
- Chờ cho se mặt
- Dùng máy đánh bóng kết hợp với pad trắng hoặc đỏ chà trên bề mặt.
- Hút lại toàn bộ bụi
- Kiểm tra, Kết thúc
e. Làm sạch đá marble
Đây là loại đá có cấu tạo từ đá vôi bề mặt mềm dễ thẩm thấu, hóa chất sử dụng không dùng hóa chất có acid, khi phủ bóng phải để hoàn toàn khô tránh gây hỏng, mốc vật liệu.
- Quét, hút bụi toàn bộ sàn
- Tẩy sơn tường còn bám trên mặt bằng hóa chất tẩy sơn, dùng sủi.
- Pha hóa chất (xem hướng dẫn sử dụng hóa chất)
- Xả hóa chất từ máy chà xuống sàn thi công
- Đánh sàn bằng máy hoặc bằng tay
- Dùng máy hút bụi – hút nước hút lại để làm sạch hoặc cây gạt nước.
- Tẩy lại những vết bẩn còn sót lại
- Đánh bóng:
- Để bề mặt đá hoàn toàn khô
- Phủ hóa chất đánh bóng
- Chờ cho se mặt
- Dúng máy đánh bóng kết hợp với pad trắng chà trên bề mặt.
- Hút lại toàn bộ bụi
- Kiểm tra, Kết thúc
f. Làm sạch đá ganito
Đây là loại đá có cấu tạo giữa xi măng đá dăm và phụ gia, bề mặt mềm dễ thẩm thấu, hóa chất sử dụng không dùng hóa chất có acid, khi phủ bóng phải để hoàn toàn khô tránh gây hỏng, mốc vật liệu.
- Quét, hút bụi toàn bộ sàn
- Tẩy sơn tường còn bám trên mặt bằng hóa chất tẩy sơn, dùng sủi.
- Pha hóa chất (xem hướng dẫn sử dụng hóa chất)
- Xả hóa chất từ máy chà xuống sàn thi công
- Đánh sàn bằng máy hoặc bằng tay
- Dùng máy hút bụi – hút nước hút lại để làm sạch hoặc cây gạt nước.
- Tẩy lại những vết bẩn còn sót lại
- Đánh bóng:
- Để bề mặt đá hoàn toàn khô
- Phủ hóa chất đánh bóng
- Chờ cho se mặt
- Dùng máy đánh bóng kết hợp với pad trắng chà trên bề mặt.
- Hút lại toàn bộ bụi
- Kiểm tra, Kết thúc
g. Giặt ghế nệm
- Hút bụi toàn bộ
- Pha hóa chất
- Dùng máy giặt ghế xả hóa chất (hoặc dùng bình phun ngoài) lên bề mặt cần làm sạch, để từ 1 – 2 phút.
- Tẩy những vết ố bẩn nhiều
- Cọ bề mặt đã bơm hóa chất bằng bàn chải mềm tránh làm xù bề mặt ghế
- Dùng máy hút bụi – hút nước công suất cao hút sạch
- Dùng máy giặt ghế xả nước sạch
- Dùng máy hút bụi – hút nước công suất cao hút sạch toàn bộ
- Kiểm tra, Kết thúc
Chú ý: Cần bơm vừa đủ số lượng ghế, vừa đủ lượng hóa chất tránh bơm quá nhiều hoặc quá ít không thi công kịp hóa chất sẽ bị khô hoặc thấm sâu xuống ghế gây khó khăn khi làm sạch nếu làm không tốt gây lâu khô, ố, mốc ghế.
Quy trình này có thể cần lặp đi lặp lại 2-3 lần đến khi bề mặt ghế hoàn toàn sạch.
h. Làm sạch salon da – giả da
- Hút bụi toàn bộ
- Dùng giẻ ẩm lau sạch, để khô
- Dùng xi lau đều trên mặt ghế
- Dùng giẻ khô lau lại toàn bộ
- Kiểm tra, Kết thúc.
i. Giặt thảm
- Hút bụi toàn bộ
- Pha hóa chất (xem hướng dẫn sử dụng hóa chất)
- Dùng máy chà xả hóa chất lên bề mặt cần làm sạch
- Tẩy những vết ố bẩn nhiều
- Dùng máy chà kết hợp bàn chải giặt thảm chà toàn bộ bề mặt đã bơm hóa chất.
- Dùng máy hút bụi – hút nước công suất cao hút sạch
- Dùng máy chà xả nước sạch lên bề mặt cần làm sạch
- Dùng máy hút bụi – hút nước công suất cao hút sạch toàn bộ
- Kiểm tra, Kết thúc
Chú ý: Cần xả vừa đủ diện tích thao tác (trường diện tích sàn lớn), vừa đủ lượng hóa chất tránh bơm quá nhiều hoặc quá ít không thi công kịp hóa chất sẽ bị khô hoặc thấm sâu xuống ghế gây khó khăn khi làm sạch nếu làm không tốt thảm lâu khô, gây ố, mốc thảm.
Quy trình này có thể cần lặp đi lặp lại 2-3 lần đến khi bề mặt ghế hoàn toàn sạch.
j. Làm sạch kính
- Dùng dao tem làm sạch vết bẩn trên kính
- Lau hóa chất lên kính (xem phần sử dụng hóa chất)
- Dùng gạt kính gạt sạch hóa chất
- Dùng giẻ khô lai sạch vết còn lại
- Dùng giấy báo đánh bóng
- Kiểm tra, kết thúc
k. Làm sạch đồ gỗ
- Hút bụi toàn bộ
- Dùng hóa chất tẩy sơn (nếu có sơn)
- Dùng giẻ ẩm lau toàn bộ
- Dùng hóa chất bảo dưỡng gỗ kết hợp với giẻ khô
- Kiểm tra, kết thúc
l. Làm sạch toilet
- Hút bụi toàn bộ
- Dùng sủi làm sạch vết bám trên tường và sàn
- Dùng hóa chất làm sạch đồ sứ, inox làm sạch thiết bị trong toilet
- Dùng nước sạch xả sạch
- Kiểm tra, kết thúc
Các chuyên viên dịch vụ vệ sinh công nghiệp của TKT Maids mong muốn học viên, nhân viên, Quý khách hàng có cái nhìn tổng quan về dịch vụ vệ sinh công nghiệp tại Việt Nam.
TKT Maids