Tổng hợp kiến thức sử dụng hóa chất vệ sinh

📅 Cập nhật Bài Viết “ Tổng hợp kiến thức sử dụng hóa chất vệ sinh ” lần cuối ngày 05 tháng 01 năm 2024 tại Công ty Cung cấp Tạp vụ TKT Maids

Bài viết này được TKT Maids tổng hợp từ kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vệ sinh cũng như các kiến thức đã được trang bị. Chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các nhân viên tạp vụ vệ sinh để có được chất lượng hoàn thiện công trình tốt nhất, đạt các yêu cầu nghiệm thu nghiêm ngặt của khách hàng.

NỘI DUNG

1. Hóa chất vệ sinh là gì

Hóa chất vệ sinh là hóa chất là những dung dịch được bào chế từ các thành phần hóa học có khả năng loại bỏ nhanh chóng các loại chất bẩn cứng đầu để giúp người dùng làm sạch nhiều bề mặt khác nhau. Thành phần chủ yếu là chất hoạt động bề mặt, chất phụ gia tạo đặc, chống lắng, hương liệu, chất tạo màu… và nước.

Chúng là loại chất tẩy rửa phổ biến nhất được sử dụng trong gia đình và trong các cơ sở thương mại. Hóa chất vệ sinh có chức năng làm sạch vết bẩn, khử trùng mùi hôi hiệu quả và nhanh chóng. Hầu hết mọi chất tẩy rửa trên thị trường đều cần có nước để phát huy tác dụng. Chúng là chất tẩy rửa cực kỳ linh hoạt và có nhiều dạng khác nhau bao gồm bột, viên nén, chất lỏng đậm đặc, viên nang lỏng, gel, bột nhão và bánh.

Chất tẩy rửa không được khuyên dùng cho các bề mặt như gỗ, gạch men sứ, inox, kính và nhiều bề mặt khác. Tùy vào quy mô của từng khu vực. địa điểm sẽ có sự phân bố nhân viên hợp lý. Tương ứng với từng công việc sẽ sử dụng các loại hóa chất vệ sinh phù hợp để đạt được hiệu quả làm sạch tốt nhất.

2. Phân loại hóa chất vệ sinh

2.1 Phân loại theo tính chất của hóa chất vệ sinh

Dựa vào phương pháp xác định độ pH có thể chia hóa chất thành:

Chất tẩy rửa gốc kiềm: độ pH>7+1.

Những loại này có tính tẩy rửa mạnh, thường được dùng để tẩy rửa các vết bẩn dạng dầu mỡ, thức ăn, máu. . . Làm sạch những vết bẩn hữu cơ, diệt khuẩn, làm sạch các thiết bị như nội thất, máy điều hòa…

Khi sử dụng, lưu ý bề mặt sản phẩm cần được rửa tráng bằng nước giúp tránh hóa chất ăn mòn bề mặt và để lại màng xà phòng.

Chất tẩy rửa trung tính: độ pH= 7±1.

Những sản phẩm trung tính thích hợp với mục đích vệ sinh hàng ngày.

Sản phẩm trung tính có tính diệt khuẩn, tẩy rửa nhẹ nhàng, lau bẩn bề mặt.

Đặc biệt, không cần phải xả tráng lại với nước.

Chất tẩy rửa gốc axit: độ pH˂7-1.

Sản phẩm có thành phần chính là các loại axit mạnh như: H2SO4, HF, HCl.

Tuy có tính tẩy rửa sạch nhưng những hợp chất này lại có tính ăn mòn rất cao.

Tính ăn mòn được áp dụng một cách khoa học bằng cách dùng dung dịch acid được pha với tỷ lệ, liều lượng phù hợp (tỷ lệ theo khuyến cáo của nhà sản xuất). Để thẩm thấu, làm mềm chất bẩn dính trên bề mặt (như xi măng, cặn canxi,…). Sau một thời gian nhất định thì sủi bỏ, chà xát, lau sạch… các vế bẩn cần loại bỏ.

Điều lưu ý rất quan trọng, chính là việc trung hòa bề mặt sau khi tẩy bằng Acid. Quá trình trung hòa sẽ đảm bảo bề mặt sau khi tẩy sẽ rắn trở lại, chuẩn bị cho bước hoàn chỉnh, phục hồi bề mặt vật liệu (phủ keo sàn, phủ bóng kính…).

2.2 Phân loại theo cấp độ của hóa chất vệ sinh

Việc tìm đúng loại hóa chất và sử dụng chúng đúng mục đích, tính năng. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, vừa tăng hiệu quả công việc vệ sinh, tẩy rửa. Theo cấp độ, hóa chất vệ sinh công nghiệp gồm hóa chất gia dụng và hóa chất chuyên dụng.

Các chất tẩy rửa gia dụng:

Có giá thành rẻ, có thể được tìm thấy ở bất cứ kệ hàng nào của siêu thị, tiệm tap hóa. Nó đến tay người tiêu dùng ở dạng đã được đã được pha loãng ở một mức độ nhất định, phù hợp với khả năng hiểu biết và mục đích sử dụng của đa số người dùng. Tên gọi kèm theo ứng dụng rõ ràng như: Sunlight Lau sàn, Vim Tẩy toilet, Cif kem tẩy đa năng. Đối tượng sử dụng: gia đình, công ty, văn phòng làm việc,..

Các chất tẩy rửa chuyên dụng:

Giá thành cao hơn và mang thương hiệu nổi tiếng là những loại hóa chất chuyên dụng. Khi sử dụng các loại này cần chú ý tới bảng thành phần được nhà sản xuất ghi trên bao bì. Bởi tính làm sạch của các loại này cao hơn bình thường rất nhiều lần. Một số hãng mà bạn có thể tham khảo: JONHSON DIVERSY (USA), ECOLAB (USA), KENRICH (Malaysia), NCL (USA), KLENCO (Singapore)…

2.3 Phân loại theo mục đích sử dụng

Cách phân loại này khá đa dạng. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, nhu cầu sử dụng hóa chất càng cao. Một số nhóm hóa chất đã được phát triển và sử dụng nhiều nhất hiện nay:

Hóa chất tẩy rửa cơ bản:

Đây là nhóm hóa chất phổ biến nhất. Ưu điểm làm sạch nhanh và mang lại hiệu quả cao. Thông tin sản phẩm cần phải được tìm hiểu kỹ để tìm được hóa chất phù hợp.

Hóa chất cho đá:

Nhóm sản phẩm được phát triển để bổ trợ cho máy móc, thiết bị, tăng tính hiệu quả trong việc phục hồi, bảo vệ, bảo trì và bảo dưỡng sàn. Đặc điểm của loại hóa chất tổng hợp này là khả năng tan trong nước, khi khô sẽ tạo một lớp màng bảo vệ trong suốt. Nhờ đó tránh được quá trình oxy hóa, hư hại của vật liệu.

Hóa chất khử mùi, tạo mùi:

Một yêu cầu cao hơn của dịch vụ vệ sinh là mang tới một không gian thơm tho, sạch sẽ và dễ chịu. Bởi vậy, những hóa chất khử mùi, đem lại hương thơm được đánh giá khá cao.

Hóa chất Bếp:

Nhóm hóa chất được phát triển nhằm mang lại môi trường đạt chuẩn sạch tối ưu trong chế biến thực phẩm, chế biến suất ăn công nghiệp…

Hóa chất giặt:

Nhóm hóa chất phát triển khá lâu đời. hóa chất giặt thường gồm 6 chất chính. Chất giặt chính, nước làm mềm vải, dung dịch kiềm, chất trung hòa, tẩy mỡ, oxy và vô số sản phẩm tẩy điểm, tẩy đốm. Đó là những vết bẩn nhỏ gây ra bởi mực bút bi, vết thức ăn, vết rượu vang, vết máu,. . . Những sản phẩm này phục vụ nhu cầu giặt giũ với khối lượng.

3. Nguyên tắc sử dụng hóa chất

3.1 Nguyên tắc sử dụng hóa chất đối với bề mặt inox

Mặc dù inox có nghĩa là thép không gỉ. Tuy nhiên vẫn phải cần thiết làm sạch bề mặt của sản phẩm để loại bỏ vết bẩn. Việc làm sạch vết bẩn tùy thuộc vào chủng loại của thép.

  • Đánh bóng bề mặt inox thường xuyên, hoặc nên làm sạch bất cứ khi nào bề mặt bị bẩn.
  • Luôn luôn thí điểm tiến hành làm sạch bề mặt với diện tích nhỏ để kiểm tra hiệu quả của việc làm sạch.
  • Hạn chế hoặc không nên phủ trên bề mặt inox các loại hóa chất đánh bóng gốc dầu hoặc xi. Vì nó làm cho bụi bẩn càng dễ bám bẩn. Nên sử dụng hóa chất đánh bóng gốc nước.
  • Không sử dụng các chất làm sạch có chứa chlorides.
  • Đối với inox không sử dụng chất tẩy acid / javel để làm sạch.
  • Không được dùng acid hydrochloric để làm sạch bởi vì nó sẽ gây nứt bề mặt.

3.2 Nguyên tắc sử dụng hóa chất phủ keo sàn gỗ

Phủ keo sàn gỗ là phương pháp phổ biến để bảo dưỡng bề mặt sàn gỗ có mật độ đi lại cao, thi công nhanh, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả sử dụng lâu dài. Nguyên tắc khi phủ keo sàn gỗ:

  • Làm sạch bề mặt sàn gỗ, bao gồm việc bóc sạch lớp keo cũ, làm sạch đất cát, vết bẩn nặng, vết ố trên sàn, hút sạch chất bẩn sau khi đánh sàn.
  • Bề mặt sàn phải khô tuyệt đối trước khi phủ bóng.
  • Sử dụng con lăn hoặc mop lau nhà sợi cắt phủ từng lớp mỏng trên bề mặt sàn.
  • Thời gian khô từng lớp dao động từ 20-30 phút /lớp. Phủ từ 2-3 lớp tùy độ bóng mong muốn.
  • Khi sàn gỗ khô keo hoàn toàn (sau hơn 3h), nên đánh xóa vết, mài phẳng sàn bằng máy tốc độ cao kết hợp pad trắng.

3.3 Nguyên tắc sử dụng hóa chất đối với men sứ

Các vật liệu men sứ quen thuộc như bồn rửa tay, bồn cầu, bồn tiểu, bồn tắm tráng men. Phần lớn hóa chất sử dụng trên vật liệu men sứ đều có thành phần từ acid để tẩy sạch cặn bẩn. Do đó, cần lưu ý một vài nguyên tắc tẩy rửa trên vật liệu này như sau:

  • Pha loãng hóa chất tẩy rửa gốc acid (tỷ lệ theo khuyến cáo của NSX).
  • Không nên để các chất tẩy rửa bám quá lâu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến bề mặt của men sứ. Bề mặt vật liệu sẽ bị mất đi lớp men và độ bóng vốn có.
  • Không nên sử dụng các loại bàn chải cứng hay búi sắt để chà xát. Bề mặt men sứ sẽ bị xước. Từ đó, có thể càng dễ dàng bị bám bẩn và khó lau chùi hơn.
  • Tráng, rửa sạch lại bằng nước sau khi tẩy bẩn.
  • Tránh phủ hóa chất acid lên các thiết bị đi kèm (vòi nước, gạt nước).

3.4 Nguyên tắc sử dụng hóa chất đối với gương kính

  • Sử dụng hóa chất chuyên nghiệp cho lau kính cao tầng
  • Liều lượng hóa chất đủ để tăng hiệu quả công việc
  • Làm vệ sinh phần khung bao kính trước
  • Làm sạch bụi bẩn trên kính trước khi sử dụng hóa chất để hòa tan chất bẩn
  • Thao tác vệ sinh nhanh chóng cũng là một điểm cộng. Vì hầu hết các sản phẩm lau kính đều có thành phần chất bay hơi nhanh giúp bề mặt kính được trong hơn
  • Thời điểm thích hợp để vệ sinh kính cao tầng (không có ánh sáng gắt). Đảm bảo được sức khỏe người lao động, hiệu quả làm sạch của hóa chất
  • Không sử dụng giấy khô để lau chùi kính vì bụi giấy khiến công việc vệ sinh kính quay về vạch xuất phát. Nên sử dụng khăn mềm (lông thỏ) và thanh gạt giúp vệ sinh kính được tốt hơn

4. Khuyến cáo khi sử dụng hóa chất vệ sinh

4.1 Pha trộn các chất tẩy rửa nhằm tăng hiệu quả làm sạch là quan điểm sai lầm

Nước lau kính không thể pha trộn với một sản phẩm mang tính acid. Hỗn hợp này sẽ sinh ra khói độc, đồng thời mất hẳn tác dụng và bị biến tính.

Lưu ý:

  • Không pha trộn các sản phẩm hóa chất tẩy rửa.
  • Hãy mở hết tất cả cửa chính, cửa sổ để chất độc bay ra ngoài.
  • Và chỉ nên sử dụng một sản phẩm tẩy rửa mỗi lần.

4.2 Sử dụng liên tiếp các hóa chất có tính tẩy mạnh

Dùng sản phẩm trung tính chà sàn → sử dụng sản phẩm Acid để tẩy → sử dụng sản phẩm tính kiềm + dung môi.

Lưu ý:

  • Bề mặt vật liệu trở nên trơ với hóa chất, gây khó khăn trong việc làm sạch sau này.
  • Nên xác định chính xác vết bẩn cần loại bỏ, sử dụng hóa chất thích hợp.
  • Tiến hành thử mẫu ở phần diện tích nhỏ, nằm ở góc khuất. Như vậy không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của toàn bộ bề mặt.

4.3 Lưu ý khi sử dụng sản phẩm góa chất có thành phần bay hơi cao

Khí Clo từ sản phẩm tẩy trắng (Chlorine Bleaching Agent – Javel) sẽ kết hợp với hóa chất trong sản phẩm khử mùi không khí, dưới ánh sáng ban ngày hoặc ánh đèn tạo thành các hạt cực độc sẽ hòa vào không khí gây nên các kích ứng ở mắt, mũi, cổ họng tạo triệu chứng đau đầu, buồn nôn.

Khí acid từ sản phẩm tẩy xi măng gây kích thích đường hô hấp nghiêm trọng đặc trưng bởi ho, nghẹt thở hoặc thở dốc. Nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc nhiều và nặng có thể dẫn đến tử vong.

Lưu ý:

  • Giữ môi trường luôn thông gió khi thi công diện tích sàn lớn.
  • Không vội vàng sử dụng hóa chất khử mùi làm át đi mùi hóa chất khác.

4.4 Lưu ý khi sử dụng hóa chất có tính acid, kiền, trung tính

  • Hóa chất tính acid: Sau khi sử dụng sản phẩm hóa chất gốc Acid, phải trung hòa bề mặt vật liệu. Xả tráng với nhiều nước hoặc trung hòa với xà phòng để phục hồi độ rắn, chuẩn bị cho các bước xử lý tiếp theo.
  • Hóa chất tính kiềm: Sau khi sử dụng cần xả tráng với nhiều nước để rửa trôi lớp màng xà phòng.
  • Hóa chất trung tính: Không cần xả tráng. Chỉ cần hút sạch dung dịch bẩn sau khi tẩy.

4.5 Nhầm lẫn khi sử dụng hóa chất trong chai chứa san chiết không nhãn mác

Trong thực tế, việc san chiết hóa chất từ bình đựng quy cách lớn (20L, 25L, 30L) sang các bình chứa nhỏ nhằm thuận tiện trong việc vận chuyển đến nơi thi công.

Tuy nhiên, sản phẩm trong bình chứa san chiết chỉ nên được sử dụng hết trong một thời gian ngắn và thải bỏ đúng theo quy định.

Dùng ngoại quan để phân biệt, đánh giá tình trạng, chất lượng của hóa chất trước khi dung.

Lưu ý: Nên sử dụng thành phẩm có quy cách nhỏ, đầy đủ nhãn mác và hướng dẫn sử dụng.

5. An toàn khi sử dụng hóa chất vệ sinh

Hóa chất vệ sinh có tác dụng tẩy rửa càng mạnh thì nguy cơ gây hại cho người dùng càng cao. Có thể làm ăn mòn da, viêm da, bỏng da, hóa chất dây vào mắt, miệng cực kỳ nguy hiểm. Tiếp xúc thời gian lâu và thường xuyên có thể thẩm thấu vào bên trong cơ thể gây bệnh…

Vì vậy, sử dụng hóa chất cần hết sức lưu ý vấn đề an toàn. Tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc an toàn để hạn chế thấp nhất tai nạn, rủi ro ngoài ý muốn.

Hiểu rõ hóa chất vệ sinh đang dùng

Điều này không chỉ đảm bảo hiệu quả công việc mà còn giữ an toàn cho nhân viên sử dụng.

Hiểu rõ loại hóa chất đang dùng đảm bảo tỷ lệ pha hợp lý, thao tác chuẩn, đồng thời ý thức được độ mạnh – nhẹ của chúng tới sức khỏe bản thân đến đâu để sử dụng đồ bảo hộ phù hợp.

Tìm hiểu các thông tin trên từ những nguồn chính thống, tích lũy kiến thức từ sách vở, các buổi tập huấn, rút kinh nghiệm qua công việc thường ngày, đồng thời tập thói quen đọc nhãn hiệu, hướng dẫn sử dụng, khuyến cáo trên bao bì sản phẩm để sử dụng hóa chất an toàn và hiệu quả.

Luôn mang đồ bảo hộ lao đông chuyên dụng

Hãy chắc chắn rằng mình đã an toàn ngay trước khi tiếp xúc với hóa chất vệ sinh bằng cách trang bị đồ bảo hộ chuyên dụng.

Găng tay cao su, khẩu trang là những thứ người lao động nhất định phải có khi xử lý hóa chất để bảo vệ tay. Ngoài ra, khi cần thiết cũng phải dùng đến mũ trùm đầu, kính, quần áo vệ sinh, ủng cao su. . . Để bảo vệ cơ thể toàn diện, nhất là mắt, miệng.

Lưu ý: Nếu sử dụng nhiều loại hóa chất, thay găng tay mới trước khi chuyển sang dùng hóa chất khác.

Ưu tiên làm trong môi trường thông thoáng

Nếu có thể, hãy làm việc với hóa chất ở bên ngoài.

Không khí trong lành, mát mẻ sẽ giúp việc hô hấp, thở dễ dàng hơn, điều này rất tốt cho phổi.

Còn không, hãy mở tất cả các cửa khi làm việc, mùi khó chịu của hóa chất sẽ bay đi bớt.

Kết hợp với các thiết bị vệ sinh để tăng hiệu quả

Hãy đầu tư chi phí trang bị các loại máy móc, thiết bị vệ sinh hỗ trợ công việc như máy chà sàn, máy hút bụi, công cụ dụng cụ…

Điều này vừa đảm bảo tiến độ công việc, giảm thiểu sức người lại tiết kiệm thời gian, nhân công và an toàn hơn cho người sử dụng.

Xử lý ngay nếu gặp tại nạn

Hạn chế tối đa tình huống hóa chất gây hại cho người dùng, nhất là trường hợp bị bắn hóa chất lên cơ thể làm phỏng da hay các bộ phận nhạy cảm khác.

Nếu lỡ bị dính hóa chất lên da cần rửa sạch ngay với nước lạnh.

Nếu xuất hiện vết phỏng nước hay mảng đỏ trên da, hóa chất bắn vào mắt, miệng. . . Cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Làm sạch trang phục bảo hộ sau khi tiếp xúc hóa chất vệ sinh

Thay mới trang phục bảo hộ ngay sau khi làm việc xong với hóa chất vệ sinh.

Tiến hành giặt sạch, giặt riêng biệt, không giặt chung với quần áo thông thường khác để đảm bảo an toàn.

Bảo quản đúng cách hóa chất trước và sau khi sử dụng

Lưu ý trong khâu chọn lựa và mua hóa chất. Mở nắp sử dụng và bảo quản trước – sau khi sử dụng.

Chắc chắn rằng tất cả các hóa chất đều được dán nhãn chính xác để tránh dùng nhầm vô cùng nguy hiểm.

Nguyên tắc bắt buộc cần tuần theo

Tuyệt đối không đưa tay lau mồ hôi, nước mắt hay chạm vào da, miệng trong khi tiếp xúc với hóa chất.

Thiếu hiểu biết khi sử dụng hóa chất là cực kỳ nguy hại. Ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạng của người dùng.

6. Có thể bạn quan tâm


Logo TKT Maids

028.66.830.931

Công ty tạp vụ vệ sinh TKT Maids®

Trụ sở: 161 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

TKT Company 10 năm dịch vụ chất lượng cao

NguồnCông ty Cung cấp Tạp vụ TKT Maids

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

All in one
09.09.05.80.20