Chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng

Hiểu đúng về bệnh chân tay miệng là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Cùng TKT Maids tìm hiểu về bệnh chân tay miệng để có các xử lý hợp lý khi gia đình bạn, văn phòng bạn có người mắc bệnh chân tay miệng.

bọng nước quanh miệng trẻ em bị chân tay miệng
Hình ảnh: bọng nước quanh miệng trẻ em bị chân tay miệng

1. Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng (viết tắt TCM, hoặc tên tiếng anh là Hand, foot, and mouth disease (HFMD). Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi vi rút thuộc nhóm virus đường ruột.

Các vi rút thuộc nhóm enterovirus là nguyên nhân gây ra bệnh này. Nhóm vi rút này bao gồm nhiều loại khác nhau như poliovirus, coxsackievirus, echovirus và các loại enterovirus khác.

Bênh tay chân miệng chủ yếu gây ra bởi vi rút coxsackievirus A16 với ít biến chứng và thường tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể bắt nguồn từ các vi rút nhóm Enterovirus; bao gồm vi rút enterovirus 71 (EV71) với rất nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh gây ra bởi nhiều nhóm vi rút khác nhau nên người mắc bệnh hoàn toàn có thể bị tái nhiễm nhiều lần.

hình thái virut gây bệnh chân tay miệng
Hình ảnh: hình thái virut gây bệnh chân tay miệng
Hình thái của Virut:
  • Thường có hình cầu, đường kính 27-30 mm.
  • Lớp capsid gồm có 60 tiểu đơn vị, không có lớp bao bên ngoài.
  • Bên trong có chứa ARN, là một thành phần di truyền, nhân lên và gây ra nhiễm của vi-rút. Vi-rút thường nhân lên ở bào tương của tế bào bị nhiễm.
Virus tay chân miệng tồn tại bao lâu?
  • Vi-rút bị đào thải ra ngoài ngoại cảnh từ phân, sổ mũi, dịch hắt hơi.
  • Vi-rút bị bất hoạt do nhiệt 56 độ C trong thời gian 30 phút, tia gamma, tia cực tím.
  • Vi-rút chịu được độ pH với phổ rộng từ 3-9.
  • Bị bất hoạt bởi: 2% natri hyproclorite (nước Javel) và Chlorine tự do. Không hoặc rất ít bị bất hoạt do các chất hòa tan lipid như: Cồn, Phenol, Chloroform, Ether.
  • Ở nhiệt độ lạnh 40 độ C, vi-rút sẽ sống được vài ba tuần.

Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; các biện pháp phòng bệnh là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường hạn chế lây lan.

Bệnh này có giống với bệnh lở mồm long móng ở động vật không?

Không, không nên nhẫm lẫn bệnh tay chân miệng với bệnh lở mồm long móng gây ra bởi một loại vi rút khác và ảnh hưởng đến các loại gia súc, bò và lợn.

vết mẩn đỏ trẻ em bị chân tay miệng
Hình ảnh: vết mẩn đỏ trẻ em bị chân tay miệng

2. Bệnh chân tay miệng nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính; lây truyền theo đường tiêu hóa có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây cho người khác nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo. Bệnh có quanh năm và tăng mạnh vào khoảng thời gian từ tháng 3- 5 và tháng 9- 10. Số ca mắc vẫn ghi nhận trên 61 tỉnh, thành phố.

Tỷ lệ biến chứng nặng của bệnh không cao; phần lớn bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bệnh nhân gặp phải các biến chứng nguy hiểm được ghi nhận; rất nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, căn bệnh này hiện phổ biến ở rất nhiều quốc gia châu Á; và cứ vài năm lại xảy ra một đợt ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Trong thập niên vừa qua, đã có những báo cáo về các vụ bùng phát dịch tay chân miệng ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Những quốc gia châu Á ghi nhận có số ca mắc tay chân miệng tăng nhanh trong thời gian gần đây gồm: Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam.

Theo Cục Y tế dự phòng, tính đến đầu tháng 10; cả nước ghi nhận 61.821 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó có 29.324 trường hợp nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam.

Số ca bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó hay gặp ở nhóm 1-5 tuổi; tuổi trẻ đi mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%).

xét nghiệm bệnh nhân chân tay miệng
Hình ảnh: xét nghiệm bệnh nhân chân tay miệng
Có nhiều ghi nhận tại các bệnh viên về biến chứng của bệnh chân tay miệng:
  • Bệnh tay chân miệng do nhiễm vi rút coxsackievirus A16 là bệnh ở thể nhẹ; và gần như tất cả bệnh nhân đều hồi phục sau từ 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị y tế và ít có biến chứng.
  • Mất nước là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh tay chân miệng do nhiễm vi rút coxsackievirus; biến chứng này có thể xảy ra nếu bệnh nhân uống quá ít chất lỏng do bị loét trong khoang miệng.
  • Rất hiếm khi bệnh nhiễm vi rút coxsackievirus A16 tiến triển thành viêm màng não “vô trùng” hay viêm màng não do virus; theo đó người bệnh bị sốt, đau đầu, cứng cổ, hoặc đau lưng và có thể phải nhập viện trong vài ngày.
  • Bệnh tay chân miệng gây ra bởi vi rút EV71 có thể tiến triển thành bệnh viêm màng não và viêm não; và trong một số trường hợp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm các biến chứng về thần kinh, tim mạch và hô hấp. Đã có những trường hợp tử vong do vi rút EV71 gây bệnh viêm não trong các đợt bùng phát.
  • Đặc biệt là ở nhóm dưới 3 tuổi, nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách; có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp tính; dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.
  • Bệnh tay chân miệng ở người lớn có thể biến chuyển nặng hơn.
Sốt cao khi trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng
Hình ảnh: Sốt cao khi trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng

3. Triệu chứng và dấu hiệu nhân biết bệnh chân tay miệng?

Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện bao lâu sau khi nhiễm bệnh là gì?

Thời kỳ ủ bệnh thường thấy (từ khi nhiễm bệnh cho đến khi bắt đầu có triệu chứng) là 3-7 ngày.

Bệnh thường có biểu hiện:
  • Sốt. Sốt, kéo dài từ 24 đến 48 tiếng, là triệu chứng đầu tiên thường gặp của bệnh tay chân miệng.
  • Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát xuất hiện trong miệng. Ban đầu là những nốt phồng rộp màu đỏ và thường phát triển thành các vết loét. Các vết loét này chủ yếu ở trên lưỡi, lợi và bên trong má.
  • Phát ban không ngứa xuất hiện trong 1-2 ngày với các tổn thương màu đỏ phẳng hoặc gồ lên, một số kèm theo bọng nước. Phát ban thường khu trú trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện ở mông và/hoặc ở cơ quan sinh dục.
  • Đốm đỏ và mụn nước – các nốt đỏ xuất hiện trên ngón tay, ngón chân, bàn tay và bàn chân rồi phát triển thành những mụn nước có vòng tròn màu xám
  • Khi thấy trẻ có các triệu chứng như sốt cao kéo dài từ 48 tiếng trở đi, quấy khóc, nôn nhiều lần, ngủ lịm, run tay chân, thở nhanh, mạch nhanh, đi loạng choạng – những dấu hiệu cảnh bảo biến chứng nguy hiểm, cần đưa bé đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
vệ sinh đồ chơi trẻ em ngừa bệnh chân tay miệng
Hình ảnh: vệ sinh đồ chơi trẻ em ngừa bệnh chân tay miệng

4. Cách lây lan của bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh.

Mặc dù bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ (đặc biệt với các trẻ có hệ miễn dịch kém) nhưng tay chân miệng vẫn xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi.

Nguyên nhân bệnh tay chân miệng là do tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh?

Đúng là có bệnh tay chân miệng ở động vật. Nhưng bệnh này không truyền từ vật nuôi hoặc các loại động vật khác sang người và ngược lại.

Vi rút gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan từ người này sang người khác, thông qua tiếp xúc trực tiếp (với các dịch tiết mũi họng, nước bọt); thông qua đường tiêu hoá (do ăn phải thức ăn nhiễm vi rút) hay thông qua đường phân – miệng (do tiếp xúc nhà vệ sinh có chứa vi rút gây bệnh).

Người nhiễm bệnh có khả năng lây bệnh cho người khác trong thời kỳ ủ bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường lây lan mạnh trong khoảng thời gian 5 ngày sau khi phát bệnh.

Giai đoạn lây nhiễm có thể kéo dài vài tuần (do vi rút khu trú trong phân).

Chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng
Hình ảnh: Chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng

5. Cách chăm sóc trẻ em/người bị bệnh chân tay miệng

Do Tay chân miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh. Theo dõi trẻ sát sao, vệ sinh thân thể đúng cách, bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng… là những việc chúng ta nên làm.

Theo dõi bệnh:
  • Cha mẹ nên theo dõi cơn sốt của trẻ, cho bé uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C theo chỉ dẫn của bác sĩ; chọn thuốc vị cam dễ uống nếu trẻ dễ nôn trớ. Liều đúng là 10-15 mg paracetamol/kg cân nặng mỗi lần.
  • Ví dụ, trẻ nặng 10-15 kg sẽ dùng một gói thuốc hạ sốt Hapacol chứa 150 mg paracetamol. Phụ huynh chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt; tổng liều không quá 60 mg/kg trong 24 giờ. Trường hợp trẻ sốt cao không đáp ứng với paracetamol, phụ huynh cần dùng chế phẩm chứa ibuprofen.
Vệ sinh cơ thể: 
  • Phụ huynh cần cho trẻ tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn vì sữa tắm không đủ khả năng diệt khuẩn. Ngoài ra, trẻ cần được vệ sinh răng lưỡi hàng ngày bằng nước muối để tránh bội nhiễm.
  • Tránh bọc bé trong chăn kín, kiêng gió và ánh nắng mặt trời là điều phụ huynh nên làm bởi chúng sẽ khiến bệnh nặng hơn. Một số cha mẹ sốt ruột chọc vỡ bóng nước; đây là điều không nên làm bởi chúng sẽ dần xẹp xuống và mất đi.
  • Bên cạnh đó, các loại quần áo, tã lót, khăn… của trẻ bị bệnh tay chân miệng sau khi giặt sạch bằng xà phòng cần sát khuẩn bằng nước sôi; hoặc nước có pha hóa chất Cloramin B 2% và không giặt chung với quần áo của trẻ không mắc bệnh.
Dinh dưỡng: 
  • Trẻ loét miệng cần ăn thực phẩm mềm mịn; mát lạnh tạo cảm giác dễ chịu như cháo, sữa, sữa chua, nước ép hoa quả… Trẻ mắc chân tay miệng thường rất biếng ăn, vì vậy phụ huynh nên chia thành nhiều bữa.
  • Trẻ còn bú mẹ thì cần tăng số cữ vì mỗi lần bé bú ít đi. Sau khi ăn, bé nên súc miệng sạch sẽ và nghỉ ngơi 3-4 giờ mới ăn bữa khác. Thực phẩm cay, nóng, cứng hay nước nóng hoặc quá lạnh; cũng làm trẻ thêm đau miệng và dễ viêm loét nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Thăm khám y tế:
  • Phần lớn trẻ mắc tay chân miệng sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày mà không cần điều trị.
  • Song phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện ngay nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C; kéo dài hơn 48 tiếng và không đáp ứng với thuốc hạ sốt chứa paracetamol, quấy khóc liên tục; khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình khi ngủ, chới với, run giật tay chân, nôn ói nhiều, bỏ bú, yếu liệt tay chân…
làm sạch đồ chơi trẻ em giúp phòng ngừa bệnh
Hình ảnh: làm sạch đồ chơi trẻ em giúp phòng ngừa bệnh

5. Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng

Rửa tay:

Thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em); đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ; sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Vệ sinh ăn uống:
  • Ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi)
  • Đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày;
  • Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi;
Khử trùng vệ sinh bề mặt tiếp xúc:
  • Lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập; tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Khử trùng các bề mặt và vật bị nhiễm khuẩn bằng chất tẩy rửa gia dụng
  • Dùng nước nóng để giặt riêng quần áo và ga trải giường bị nhiễm khuẩn
  • Đồ chơi, sàn nhà, khăn mặt cũng phải thường xuyên làm sạch bằng xà phòng, sau đó khử trùng bằng Chloramin B 5%.
  • Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay; vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Tránh lây chéo:
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Sau khi hắt hơi hay ho, vứt khan giấy vừa sử dụng vào sọt rác càng sớm càng tốt.
Làm sạch nhà vệ sinh:

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Sử dụng thuốc tẩy trắng chứa Sodium Hypochlorite (NaClO), Nước Javen chứa (NaCl và NaClO) chúng có tính oxi hóa mạnh; tấn công hóa học vào protein của tế bào vi khuẩn, phá hủy tế bào và diệt khuẩn hiệu quả.

Phát hiện sớm:

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Ngoài ra, trong thực tế, cách phòng tránh bệnh chân tay miệng hiệu quả tại nhà trường; nhà trẻ đó là sử dụng biện pháp khử trùng bằng phun sương được trình bày bên dưới

dịch vụ khử trùng phòng học trường mẫu giáo
Hình ảnh: dịch vụ khử trùng phòng học trường mẫu giáo

6. Dịch vụ khử trùng trường học, văn phòng giúp phòng ngừa bệnh chân tay miệng lây lan.

Như đã nói ở phần 1, Ở nhiệt độ lạnh 40 độ C, vi-rút sẽ sống được vài ba tuần. Trong khi các vật dụng trong các trường học, nhà trẻ thường rất nhiều bề mặt, nhỏ, đa dạng mà số lượng nhân viên vệ sinh lại không đủ để có thể lau nước Javen, Cloramin B 2% toàn bộ được.

Do đó, giải pháp khử trùng trường học, hoặc văn phòng bằng việc phun, xịt bằng dạng phun sương sẽ giúp khử trùng toàn bộ không gian, bề mặt trường học bao gồm:

  • Bàn, ghế, cửa, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang
  • Đồ chơi
  • Dụng cụ học tập
  • Màn gió, cửa sổ

TKT Cleaning là đơn vị đầu tiên tại TPHCM cung cấp dịch vụ khử trùng toàn diện trường học, nhà trẻ bằng hóa chất khử trùng không khí thân thiện môi trường công nghệ Thụy Sỹ. Với chất khử trùng áp dụng nguyên tắc điện ly vật lý học, an toàn với người sử dụng, không ăn mòn. Hiệu quả cao đã được kiểm nghiệm bởi các phòng kiểm nghiệm hàng đầu thế giới.

Khử trùng đồ chơi trẻ em phòng bệnh chân tay miệng
Hình ảnh: Khử trùng đồ chơi trẻ em phòng bệnh chân tay miệng

Chi tiết xin xem thêm tại:

Với bài viết trên đây, TKT Maids hy vọng cung cấp thông tin đầy đủ nhất về bệnh chân tay miệng, triệu chứng, sự nguy hiểm, cách phòng và chữa bệnh, cách thức khử trùng để phòng bệnh lây lan.


Logo TKT Maids

028.66.830.931

Công ty tạp vụ vệ sinh TKT Maids®

Trụ sở: 161 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

TKT Company 10 năm dịch vụ chất lượng cao

NguồnCông ty Cung cấp Tạp vụ TKT Maids

Nguồn: công ty tạp vụ văn phòng TKT Maids

All in one
09.09.05.80.20