Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra bất ngờ; có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị; hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa; gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20. Vậy đột quỵ là gì và cách phòng tránh như thế nào?
NỘI DUNG
1. Khái niệm về đột quỵ.
1.1. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng; xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
1.2. Đột quỵ có mấy loại?
Có 2 loại đột quỵ, do thiếu máu cục bộ và do xuất huyết
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Gây ra bởi tắc nghẽn động mạch, chiếm khoảng 85% trường hợp. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phòng.
- Đột quỵ do huyết khối: Tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông; hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não.
- Đột quỵ do tắc mạch: Các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể, thường gặp nhất là tim. Sau đó, di chuyển đến não gây tắc nghẽn.
Đột quỵ do xuất huyết: Loại này gây ra bởi vết nứt trên bề mặt não hoặc động mạch não gây xuất huyết mà nguyên nhân có thể là do phình mạch; hệ thống mạch máu não bị dị dạng. Đột quỵ do xuất huyết chiếm khoảng 15% tổng số ca.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Người bệnh có những triệu chứng của đột quỵ; nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý.
1.3. Nguyên nhân gây ra đột quỵ
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ; bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý.
Các yếu tố không thể thay đổi
- Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị. Tuy nhiên, người già có nguy cơ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới
- Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ; thường có nguy cơ bị cao hơn người bình thường.
- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.
Các yếu tố bệnh lý
- Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo; nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
- Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị cao hơn người bình thường
- Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch; lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành; cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Khám huyết áplà một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân đột quỵ.
- Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch; tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
- Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.
- Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.
- Lối sống không lành mạnh: ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
- Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu…
1.4. Dấu hiệu của đột quỵ
Do chứng bệnh này không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ.
Chính vì thế, bạn hãy nắm vững những dấu hiệu sau đây; là có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.
Dấu hiệu ở thị lực
- Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt; tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên bên cạnh khó nhận ra.
- Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
Dấu hiệu ở mặt
- Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống.
- Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
Dấu hiệu ở tay:
- Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác.
- Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.
Dấu hiệu qua giọng nói:
Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.
Dấu hiệu qua nhận thức
Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
Dấu hiệu ở thần kinh
Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ; nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.
Người bị đột quỵ có thể có một vài dấu hiệu trên. Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua; với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện; có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới.
Những dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh. Bạn cần lắng nghe cơ thể, khi thấy các dấu hiệu này xuất hiện cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt; để được kiểm tra. Thời gian “vàng” cho bệnh đột quỵ là 60 phút, mỗi phút qua đi; mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng.
2. Tắm đêm có dễ gây đột quỵ và tắm đêm như thế nào cho đúng cách.
2.1. Tắm đêm có dễ gây đột quỵ
Khi nghe tin về những bệnh nhân tắm đêm bị đột quỵ; nhiều người thường cho rằng đó chính là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân dẫn đến đột quỵ sau khi tắm; chủ yếu do người bệnh đã có sẵn các bệnh lý nguy cơ cao của đột quỵ như: Cao huyết áp, bệnh tim, mỡ máu cao…Trong đó cao huyết áp là nguyên nhân chủ yếu. Khi kết hợp với những thay đổi trong phòng tắm, biểu hiện của các bệnh lý này trở nên dữ dội hơn; từ đó có thể dẫn đến đột quỵ. Những yếu tố kích thích quá trình này bao gồm:
Đại tiện
- Trước khi tắm, một số người có thói quen đại tiện. Việc lấy sức để loại bỏ chất thải có thể làm tăng áp lực bụng; kích thích dây thần kinh phế vị, đồng thời làm tăng áp lực lên động mạch; khiến tim và hệ tuần hoàn trở lên căng thẳng.
- Đó là lý do vì sao người bị táo bón mãn tính có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn bình thường.
Thay đổi huyết áp đột ngột
- Những thay đổi đột ngột về huyết áp trong khi tắm có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ; gây đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
- Chính vì thế, người có tiền sử huyết áp cao hoặc đột quỵ cần lưu ý; tránh tắm vào buổi sáng hoặc đêm khuya vì đây là khoảng thời gian nguy hiểm trong ngày; nhiệt độ xuống thấp và huyết áp lên cao
Dội nước từ đỉnh đầu
- Nhiều người có thói quen tắm theo cách dội ào ào từ đỉnh đầu xuống. Tuy nhiên, việc đột ngột xả nước xuống đầu như vậy có thể khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ nhanh chóng; tạo áp lực gây vỡ động mạch hoặc các mao mạch.
- Bởi vậy, hãy tắm một cách tuần tự bắt đầu từ việc làm ướt chân; dần dần đi lên đầu một cách nhẹ nhàng.
Nhiệt độ nước
- Nước lạnh có thể khiến các động mạch co lại; ngăn máu lưu thông lên các cơ quan quan trọng như não và tim.
- Việc tiếp xúc với nước lạnh đột ngột sẽ làm gia tăng sự căng thẳng cho hệ thần kinh giao cảm; nhiệt độ cơ thể giảm mạnh và huyết áp tăng cao, từ đó có thể dẫn đến đột quỵ.
- Chính về thế không nên tắm nước lạnh và phải giữ ấm cơ thể sau khi tắm nhất là mùa đông.
2.2. Tắm đêm như thế nào cho đúng cách
- Tắm ít nhất 2 giờ trước khi ngủ để không gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Nên tắm sau khi ăn cơm khoảng hai tiếng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng.
- Không tắm khi quá no hay quá đói vì dễ mắc bệnh đường ruột, dạ dày. Khi đó chúng ta dễ bị chóng mặt, huyết áp thấp, dễ ngất xỉu khi tắm.
- Từ sau 23 giờ là thời điểm bạn đặc biệt không nên tắm, nhất là vào mùa đông.
- Sau khi tắm đêm, cần lau khô người và sấy tóc ngay để tránh cơ thể nhiễm lạnh.
Lưu ý: Nguy cơ đột quỵ khi tắm đêm thường xuất hiện ở những người lớn tuổi; sức khỏe yếu, người bị bệnh tim mạch, ung thư hay suy giảm miễn dịch. Để tránh gây hại cho sức khỏe, khi tắm; bạn không nên để cơ thể thay đổi nhiệt độ quá đột ngột. Ví dụ, trong môi trường lạnh tắm nước quá nóng hoặc mới vận động cơ thể thân nhiệt đang nóng không nên tắm nước lạnh.
Thay vào đó, bạn nên tắm trong môi trường và nhiệt độ tương thích với nhau. Khi về muộn, tốt nhất chỉ nên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm, dùng khăn lau người; không nên tắm hoặc ngâm bồn khi quá trễ. rong trường hợp bắt buộc phải tắm buổi tối; lưu ý tắm trong một môi trường an toàn, có người xung quanh. Những trường hợp đột tử khi tắm xảy ra đa phần là ở nhà một mình.
3. Điều trị, sơ cứu và biến chứng sau đột quỵ.
Thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào chết càng nhiều; khả năng vận động và tư duy của cơ thể càng bị ảnh hưởng, thậm chí có thể tử vong. Vì vậy, người bị đột quỵ cần được cấp cứu y tế, chẩn đoán và điều trị ngay lập tức.
3.1. Điều trị
Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ: Thời gian vàng được hiểu là thời gian tốt nhất để cấp cứu điều trị bệnh nhân đột quỵ; có tỷ lệ phục hồi cao và biến chứng thấp nhất.
- Từ 4 đến 5 giờ đối với nhồi máu não dùng thuốc tan máu đông.
- Trong vòng 6 giờ đối với nhồi máu não can thiệp lấy huyết khối.
Tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các can thiệp y học cần thiết để cứu sống bệnh nhân và hạn chế tàn tật sau hồi phục.
Bệnh nhân đột quỵ cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhanh nhất; tránh lỡ thời gian vàng khiến tổn thương não nặng, hiệu quả can thiệp kém dẫn đến tai biến sau can thiệp cao.
3.2. Sơ cứu tại nhà cho người có dấu hiệu đột quỵ
- Không để người bệnh té và gọi xe cấp cứu ngay lập tức.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn để bảo vệ đường thở và an toàn cho người bệnh.
- Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu, phản ứng của bệnh nhân như suy giảm ý thức, nôn mửa…
- Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu.
- Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây hít sặc chất nôn vào đường hô hấp, tắc đường thở, rất nguy hiểm.
- Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
3.3. Sơ cứu bệnh nhân đột quỵ
LƯU Ý ĐẶC BIỆT: Cần gọi người trợ giúp và ngay lập tức gọi xe cấp cứu. Trong thời gian chờ hỗ trợ, cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh.
Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn. Tư thế nằm nghiêng an toàn (hay còn gọi là tư thế hồi sức cấp cứu) là tư thế nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, cũng lựa chọn tốt nhất trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Ở người bệnh hôn mê, khi nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa và ý thức không hoàn toàn tỉnh táo, sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi, gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp, rất nguy hiểm. Do đó cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.
Nếu bệnh nhân bất tỉnh hoặc lơ mơ nhưng còn thở bình thường
Nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn hoặc nằm ngửa, nhưng cần theo dõi kỹ. Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần chuyển ngay bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng, tránh sặc chất nôn vào đường hô hấp. Lập tức gọi cấp cứu, đưa người bệnh tới bệnh viện
Trường hợp bệnh nhân tỉnh táo
- Hỗ trợ bệnh nhân nằm ở một tư thế thoải mái nhất và theo dõi phản ứng của bệnh nhân.
- Lập tức gọi cấp cứu, đưa người bệnh tới bệnh viện.
Nếu bệnh nhân bất tỉnh, ngừng thở, ngừng tim
Cần xoa bóp tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo.
Bước 1: Đặt gót một bàn tay lên lồng ngực nạn nhân, ngang hai đầu vú, chồng bàn tay còn lại lên bàn tay thứ nhất và đan những ngón tay lại với nhau. Đè tay ép lồng ngực của nạn nhân xuống khoảng 4-5 cm, rồi buông ra cho lồng ngực trở lại như cũ trước khi ép tiếp với tốc độ 100 lần/phút. Các bạn ép 30 lần.
Bước 2 : Vừa bịt mũi của họ lại bằng ngón trỏ và ngón cái. Tay kia banh hàm nạn nhân và kéo miệng mở ra.Hít đầy lồng ngực há miệng rộng rồi áp sát vào miệng nạn nhân. Thổi một hơi mạnh trong khoảng 1 giây, vừa thổi vừa liếc mắt nhìn lồng ngực của nạn nhân. Nếu thổi thành công thấy lồng ngực của nạn nhân phồng lên. Nếu không thì điểu chỉnh lại tư thế đầu của nạn nhân, rồi thổi tiếp hơi thứ hai.
Bước 3 : Các bạn lặp lại mỗi chu kỳ là 30 lần ép nén và 2 lần thổi hơi. Sau mỗi 5 chu kỳ (mất khoảng 2 phút), các bạn kiểm tra mạch và hơi thở của nạn nhân một lần bằng cách lắng nghe và đặt hai ngón tay lên động mạch cổ. Nếu nạn nhân không thở sẽ làm tiếp 5 chu kỳ nữa.
Khi vận chuyển bệnh nhân ra xe cấp cứu:
Cần nhẹ nhàng và vẫn ở tư thế như cũ, có thể dùng cáng, bang ca hoặc võng, không ôm xóc bệnh nhân di chuyển.
Lưu ý: Theo dõi mạch đập và trạng thái thần kinh của bệnh nhân
3.4. Biến chứng đột quỵ
- Phù nề não.
- Đau tim: Xơ vữa động mạch, động mạch bị xơ cứng, thu hẹp làm tăng nguy cơ đau tim.
- Động kinh: Người bệnh xuất hiện các cơn co giật do hoạt động của não không ổn định sau đột quỵ.
- Chứng nghẽn mạch máu (DVT): Mất khả năng vận động lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch chân gây nghẽn mạch máu.
- Suy giảm chức năng nhận thức.
- Mất chức năng ngôn ngữ đột ngột.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang.
- Tay chân bị co cứng, khó vận động.
- Viêm phổi.
- Viêm loét do mất khả năng vận động, phải nằm liệt giường trong thời gian dài.
4. Phòng ngừa đột quỵ.
4.1. Tăng cường tập thể dục
Tập thể dục đóng góp vào việc giảm cân, giảm huyết áp và phòng ngừa đột quỵ, nhưng phải duy trì thường xuyên mới có hiệu quả. Mục tiêu của bạn: Tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày một tuần. Không nhất thiết phải có chế độ và bài tập gì cao siêu. Hãy thực hiện đi bộ quanh khu nhà mỗi sáng; tập thể dục với bạn bè, theo nhóm. Đi cầu thang bộ thay vì thang máy khi bạn có thể.
Khi tập thể dục bạn chỉ nên gắng sức ở mức độ nhất định. Ở người lớn khỏe mạnh cần tập thể dục thể thao tăng cường nhịp hô hấp, nhịp tim cường độ trung bình đến mạnh ít nhất 40 phút/ngày, 3 – 4 ngày/ tuần. Nếu không có 30 phút liên tục để tập thể dục, hãy chia thành các buổi 10-15 phút một vài lần trong ngày.
4.2. Hạ huyết áp
Tăng huyết áp là một yếu tố làm tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp 4 lần nguy cơ đột quỵ nếu không kiểm soát được. Vì thế kiểm soát huyết áp vô cùng quan trọng trong phòng ngừa đột quỵ.
Hạn chế muối và thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao, cần giảm tối đa lượng muối cho vào thực phẩm, hạn chế sử dụng các đồ ăn được chế biến sẵn vì các đồ ăn này thường chứa hàm lượng muối cao. Lượng muối < 2.300mg/ngày cho người bình thường và < 1.500mg/ngày cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận mãn và ≥ 51 tuổi.
Chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả cung cấp nhiều kali có lợi và có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Những thức ăn giàu kali như: chuối, khoai lang, khoai tây, cà chua, các loại đậu…
Thực hiện chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả và sản phẩm làm từ sữa ít chất béo, giảm mỡ bão hòa được khuyến cáo để hạ huyết áp.
Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất omega – 3 là một axit béo có lợi cho sức khỏe giúp ngăn ngừa đột quỵ. Mỗi tuần vài 3 lần thu nhận axit béo hệ omega-3 từ cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá thu, các loại quả và hạt như quả óc chó… sẽ có tác dụng rất tốt để bảo vệ mạch máu.
có lợi cho sức khỏe giúp ngăn ngừa đột quỵ
Nên ăn nhiều thực phẩm có chất xơ có trong các nguồn thực phẩm như trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu… Bên cạnh đó, những người có tiền sử cao huyết áp cần chú ý dùng thuốc giảm huyết áp theo chỉ định của thầy thuốc đều đặn hàng ngày để kiểm soát huyết áp phòng ngừa đột quỵ.
4.3. Kiểm soát đồ uống có cồn
Sự liên quan giữa rượu và não rất phức tạp. Rượu được báo cáo hiệu quả chống xơ vữa động mạch, kháng viêm và liên quan cải thiện cholesterol, chức năng tiểu cầu và đông máu, nhạy cảm insulin và giảm thấp nguy cơ cả đột quỵ thiếu máu và xuất huyết.
Tuy nhiên cần phải biết tiết chế: Nam có thể uống ≤ 2 ly/ ngày và phụ nữ không có thai ≤ 1 ly /ngày có thể hợp lý. Ngược lại nếu uống rượu nhiều thì sẽ gia tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết và làm nặng hơn thiếu máu não dẫn đến đột quỵ. Bên cạnh đó, việc lạm dụng nhiều loại ma túy sau đó là rượu có liên quan đến cả đột quỵ thiếu máu và xuất huyết
Một khi bạn uống nhiều hơn 2 ly rượu mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ tăng lên. Do đó đừng uống rượu hoặc nếu có uống thì phải uống có kiểm soát. Hãy lựa chọn rượu vang đỏ thay vì rượu nặng.
4.4. Điều trị rung nhĩ
Rung nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim thường gặp và dẫn tới nguy cơ đột quỵ cao. Nếu có các triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực, nhịp tim rối loạn lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu, hãy tới bác sĩ để khám và được điều trị.
4.5. Điều trị đái tháo đường
Bạn nên giữ đường huyết trong mức kiểm soát. Đường huyết cao sẽ hủy hoại mạch máu và dễ hình thành các cục máu đông trong lòng mạch gây đột quỵ. Theo dõi đường huyết thường xuyên. Tuân thủ chế độ ăn kiêng, tập thể dục và thuốc để giữ mức đường huyết trong mức cho phép là cách để phòng ngừa đột quỵ.
4.6. Tránh xa thuốc lá
Hút thuốc làm tăng sự hình thành cục máu đông, xơ vữa động mạch. Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn, việc dừng hút thuốc lá là một trong những thay đổi lối sống mạnh mẽ nhất sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể.
Tránh hút thuốc với người chưa hút và ngưng hút thuốc với người đang hút. Nên cấm hút thuốc ở nơi công cộng, để phòng ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Đối với những người đã từng bị đột quỵ, cần phải lưu ý những điều như trên, tuy nhiên cần thận trọng hơn. Người nhà cần theo dõi sát vì dễ bị đột quỵ lại. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ và dùng thuốc theo chỉ định, khi thấy bất thường trong cơ thể cần đi khám ngay.
Nói tóm lại, bên cạnh các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi gây đột quỵ như tuổi, giới, chủng tộc, sinh thiếu cân (<2.500g), tiền sử gia đình đột quỵ/ thiếu máu não thoáng qua (cả cha hay mẹ), tai biến mạch máu não hoàn toàn có thể dự đoán, với các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ phòng ngừa đột quỵ.
4.7. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng, 1 năm/1 lần để tầm soát bệnh kịp thời ( tim mạch, tiểu đường…)
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm nhất nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý tiềm ẩn. Từ đó, bác sĩ sẽ có các biện pháp can thiệp chủ động để điều trị và hướng dẫn phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ và điều trị kịp thời là cách tốt nhất để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Vì vậy, khi có các triệu chứng bất thường nghi ngờ là dấu hiệu đột quỵ, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám ngay lập tức.
Maids dịch vụ vệ sinh văn phòng hàng đầu tại TPHCM mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình giúp bạn có những kiến thức về đột quỵ.
Hãy dành thời gian chăm sóc cho bản thân và gia đình, và để các công việc vệ sinh văn phòng nhỏ bé lại cho chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ vệ sinh văn phòng hàng ngày 8h, daily: https://giupviectheogio.vn/dich-vu/dich-vu-tap-vu/tap-vu-cong-ty
- Dịch vụ cung cấp tạp vụ văn phòng theo giờ linh hoạt, giá rẻ nhất: https://giupviectheogio.vn/dich-vu/dich-vu-tap-vu/tap-vu-cong-ty-van-phong-theo-gio
028.66.830.931
Công ty tạp vụ vệ sinh TKT Maids®
Trụ sở: 161 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Nguồn: Công ty Cung cấp Tạp vụ TKT Maids
Nguồn: Công ty tạp vụ văn phòng TKT Maids