📅 Cập nhật Bài Viết “ Mẹo vệ sinh phòng tắm khách sạn cho nhân viên tạp vụ ” lần cuối ngày 16 tháng 05 năm 2024 tại Công ty Cung cấp Tạp vụ TKT Maids
Thông thường, công đoạn vệ sinh khu vực phòng tắm thường được nhân viên thực hiện sau khi đã hoàn thiện xong khu vực chính trong phòng và thay mới ga giường ngay ngắn. Việc vệ sinh phòng tắm cần được thực hiện nhanh chóng, khoa học và đảm bảo chất lượng cũng như tuân thủ tiêu chuẩn khách sạn. Vậy quy trình vệ sinh phòng tắm như nào. Hãy cùng TKT Maids tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
1. Khi nào cần vệ sinh phòng tắm khách sạn?
Thông thường, công đoạn vệ sinh khu vực phòng tắm thường được nhân viên thực hiện sau khi đã hoàn thiện xong khu vực chính trong phòng và thay mới ga giường ngay ngắn. Việc vệ sinh phòng tắm cần được thực hiện nhanh chóng, khoa học và đảm bảo chất lượng cũng như tuân thủ tiêu chuẩn khách sạn.
2. Cần chuẩn bị dụng cụ vệ sinh phòng tắm
Để đảm bảo quy trình vệ sinh phòng tắm được thực hiện trôi chảy và nhanh chóng, nhân viên dọn phòng phải chuẩn bị giỏ/ xô/ thùng đựng đồ cùng các công cụ dụng cụ, thiết bị làm vệ sinh chuyên dụng. Một bộ dụng cụ cần có để vệ sinh phòng tắm bao gồm:
- Miếng bọt biển
- Cọ bồn cầu
- Bàn chải
- Găng tay cao su
- Túi đựng rác
- Khăn lau khô các loại
- Hóa chất vệ sinh chuyên dụng: nước tẩy rửa đa năng, nước lau kính, nước tẩy rửa cặn bám, nước lau sàn,…
3. Quy trình vệ sinh phòng tắm khách sạn
Bước 1: Thu gom đồ vải bẩn, phân loại rác và cho vào các túi rác khác nhau
- Mang giỏ/ xô đựng đồ dùng, thiết bị vệ sinh và chất tẩy rửa vào phòng tắm
- Thu gom rác và các đồ dùng loại bỏ của khách; thu các loại đồ vải bẩn mang ra túi đựng đồ vải bẩn đặt sẵn trên xe đẩy.
Lưu ý: không được để lại đồ vải bẩn, ướt hoặc dùng làm khăn lau khi lau dọn. Ở công đoạn này, bạn nên giật nước trong bồn cầu và xịt nước tẩy rửa đa năng để ngâm tẩy các vết bẩn trong đó
Bước 2: Rửa các đồ bát đĩa, ly tách trong phòng, vệ sinh bồn rửa tay và khu vực xung quanh
- Đi găng tay vào, dùng dung dịch rửa bát đĩa, cốc chén, ly tách tại bồn rửa tay, xả sạch bằng nước rồi lau khô và để vào chỗ sạch
- Vệ sinh tương tự đối với gạt tàn thuốc (nếu có); sau đó xịt nước diệt khuẩn để khử mùi hôi và lau khô
- Vệ sinh bồn rửa tay: dùng miếng bọt biển có xịt nước tẩy rửa chuyên dùng để cọ sạch bồn rửa tay, xung quanh chân vòi nước, các khu vực bàn đá xung quanh bồn rửa. Dùng bàn chải đánh răng để cọ sạch lỗ thoát nước và lỗ tràn. Dùng khăn khô riêng lau lại các bề mặt bồn rửa tay và khu vực xung quanh
- Vệ sinh gương kính và khu vực xung quanh: xịt trực tiếp nước tẩy rửa chuyên dùng lên bề mặt gương kính hay tường đá rồi sử dụng miếng bọt biển để làm sạch bề mặt sao cho gương sáng, không có vết nước hay vết bẩn trên bề mặt. Dùng khăn khô riêng lau sạch gương, tường đá
- Rửa sạch thùng rác, lau khô bên trong và thay túi rác mới
Lưu ý: Vệ sinh sạch sẽ bồn rửa tay, gương kính và khu vực xung quanh đảm bảo sạch, sáng, không có vết nước hay vết bẩn trên bề mặt
Bước 3: Vệ sinh bồn tắm, buồng tắm và khu vực xung quanh
Lựa chọn đồ dùng, dụng cụ làm vệ sinh gồm: khăn sạch, chất khử trùng, bàn chải cứng hoặc bàn cọ, giẻ hoặc bọt biển, xô đựng nước, găng tay cao su
- Dọn và làm vệ sinh vòi hoa sen: dùng vòi sen xịt nước để làm ướt tường và bồn tắm; kiểm tra vòi hoa sen có còn hoạt động không, có bị tắc không, tháo ra và làm sạch bằng chất tẩy cặn nếu vòi sen bị tắc
- Dùng giẻ lau đánh bóng mọi góc cạnh của vòi nước và đồ mạ. Thân của vòi nước phải sạch cát bẩn và không còn dính hóa chất. Dùng bàn chải để rửa toàn bộ phía sau và phía trước vòi nước
- Dùng miếng bọt xịt hóa chất cọ đều từ trên xuống dưới, từ tường ốp gạch lát đến miệng trên của bồn tắm, lòng bồn tắm, khay đựng xà phòng, thanh vịn tay trong bồn tắm, dây xích và nút đậy lỗ xả nước, lỗ xả tràn,…
- Lau sạch giá đỡ khăn tắm
- Dùng vòi sen xả lại nước toàn bộ bồn tắm và khu vực xung quanh rồi dùng khăn khô lau sạch; đảm bảo bồn tắm và khu vực xung quanh sáng, sạch, không có vết bẩn hoặc chất bẩn, không có vết xước, nước đọng và rác vụn.
Kiểm tra
- Kiểm tra và làm sạch rèm nhà tắm, thanh treo rèm bằng cách dùng khăn ẩm lau sạch toàn bộ, đặc biệt lưu ý đến phần dưới cùng của rèm (nơi tiếp xúc với nước xà phòng và nấm mốc), đảm bảo rèm không có tóc, không mùi hôi, không ố, không rách. Thực hiện thay rèm mới nếu quá bẩn hoặc không thể làm sạch
- Kiểm tra trần và tường xem có bẩn không; lau sạch nếu có
- Vòi sen nên được làm sạch và kiểm tra xem có bị tắc do cặn bẩn không
Bước 4: Vệ sinh bồn cầu
Lựa chọn dụng cụ làm vệ sinh bồn cầu gồm: chổi cọ bồn cầu, khăn lau, chất khử trùng và hóa chất vệ sinh bồn cầu, găng tay cao su
- Dùng bình xịt xịt đều hóa chất vào trong lòng bồn cầu, bệ ngồi, nắp đậy và thân bồn cầu
- Dùng chổi sạch cọ bồn cầu theo thứ tự từ bên trong, bên dưới và bên trên thành bồn cầu. Thực hiện cọ theo hình vòng tròn xung quanh bồn cầu dưới vành, bao gồm cả bên dưới mực nước (chỗ cong)
- Xả nước trong bồn cầu và rửa luôn chổi cọ sau khi cọ rửa bên trong xong. Giữ chổi cọ trong hộp đựng dụng cụ chuyên biệt.
- Sử dụng nước ấm và giẻ lau dùng cho bồn cầu để vệ sinh bên ngoài bồn cầu gồm: bồn chứa nước, cần giật nước, nắp đậy, chỗ ngồi, bản lề, phần trên của bồn cầu, bên ngoài và đằng sau bồn cầu
Dùng khăn khô lau lại và kiểm tra lần cuối đảm bảo mọi thứ đã được làm sạch
Kiểm tra và lau hộp đựng giấy vệ sinh, thay cuộn giấy mới
Bước 5: Thay đồ dùng mới trong phòng tắm, vệ sinh sàn nhà tắm, thu dọn và kiểm tra lần cuối
- Đặt các đồ dùng phục vụ khách gồm: bàn chải, xà phòng, dầu tắm, dầu gội, khăn các loại,… Lưu ý: các đồ dùng phải đặt đúng vị trí, được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn, đúng – đủ theo quy định của khách sạn và đạt độ thẩm mỹ cao
- Vệ sinh sàn nhà tắm: lau rửa, hút bụi sàn nhà phù hợp theo từng kiểu sàn, sử dụng đúng thiết bị và hóa chất tẩy rửa, vệ sinh kỹ ở khe kẽ sàn. Lưu ý: nên lau từ phía trong ra ngoài cửa vì như vậy sẽ đảm bảo sàn sạch tuyệt đối, không bám bụi bẩn hay vết bẩn từ chân người làm phòng.
- Kiểm tra lại một lần cuối toàn bộ phòng tắm, đảm bảo mọi thứ đều sạch sẽ và đúng quy định trước khi thực hiện những công việc làm phòng khác.
- Thực hiện bổ sung đồ dùng mới trong phòng theo tiêu chuẩn khách sạn trước khi tiến hành lau sàn nhà tắm
4. Kiểm tra gì sau khi vệ sinh phòng tắm?
Bước kiểm tra sau dọn dẹp cũng cực kỳ quan trọng, đảm bảo phòng tắm sạch – vận hành tốt cho lượt khách tiếp theo. Vì vậy sau khi vệ sinh làm sạch phòng tắm nhân viên tạp vụ cần lưu ý kiểm tra các mục sau:
- Công tắc đèn trong phòng tắm, đèn lối đi vào phòng tắm có đang hoạt động tốt không
- Cánh cửa ra vào phòng tắm có đang hoạt động tốt không, có bám bụi bẩn hay gợn nước không; ổ khóa và tay nắm cửa có bị hư hỏng không
- Các khung bao bọc gương, chụp đèn hay các bệ đỡ nếu có đã sạch bong sáng bóng chưa
- Quạt thông gió, bản lề, đèn tường, ổ cắm, gạch ốp/ sàn có đang hoạt động tốt và sạch sẽ không, có được cố định chắc chắn không
- Vòi sen, vòi nước có chảy mạnh không, có vết nước đọng không, đã được đánh bóng chưa
- Đồ dùng tiện nghi khác có được sắp xếp gọn gàng và luôn trong tình trạng sử dụng tốt không
- Các van vòi có được làm sạch chưa, có cặn vôi hay xà phòng tích tụ không
- Bồn vệ sinh và nắp, bồn cầu đã sạch bóng, thơm chưa
- Sàn phòng tắm có khô ráo và sạch sẽ không
5. Một số lưu ý trong quy trình vệ sinh phòng tắm
Tùy thuộc vào tiêu chuẩn tại mỗi khách sạn mà quy trình vệ sinh phòng tắm sẽ có sự khác nhau giữa các bước
Thao tác làm việc cần nhanh nhưng sạch, đảm bảo đạt kỹ thuật và tiêu chuẩn nghiệp vụ. Trong khi làm vệ sinh phòng tắm nếu phát hiện sự cố rò rỉ nước, bồn không thoát hết nước,… nhân viên làm phòng cần báo ngay cho Giám sát buồng hoặc bộ phận Bảo trì để được xứ lý kịp thời.
6. Có thể bạn quan tâm
- Nguyên tắc vệ sinh văn phòng cần lưu ý
- Hướng dẫn làm sạch nhà vệ sinh trường học
- Hướng dẫn làm sạch sàn đá tạp vụ vệ sinh nên biết
- Công việc và mức lương của tạp vụ khách sạn
- Kỹ năng cần có của tạp vụ phòng khám
- Tổng hợp kiến thức sử dụng hóa chất vệ sinh
028.66.830.931
Công ty tạp vụ vệ sinh TKT Maids®
Trụ sở: 161 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh