thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm ngày nay trở thành căn bệnh phổ biến; những người độ tuổi trung niên, lao động nặng, ngồi nhiều, thừa cân; là những đối tượng mắc bệnh cao nhất. Thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây tàn phế. Vì vậy, việc tìm đúng nguyên nhân, triệu chứng để có cách chữa bệnh kịp thời là điều quan trọng. Bài viết sau đây Dịch vụ vệ sinh tạp vụ văn phòng TKT Maids xin chia sẻ tất tần tật về bệnh thoát vị đĩa đệm.

Chuẩn đoán Thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh: Chuẩn đoán Thoát vị đĩa đệm

1. Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm.

1.1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm là vấn đề xảy ra đối với một hoặc một số đĩa đệm nằm giữa các đốt sống. Một đĩa đệm cột sống giống như một mẩu đệm cao su, với một nhân nhầy mềm được bao bọc bởi một lớp cứng hơn ( bao xơ ) ở bên ngoài. Trượt hay thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy bị thoát ra bên ngoài qua một vết rách ở bên ngoài bao xơ. Các bạn có thể tham khảo hình phía dưới.

thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh: bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có được chia làm 2 loại dựa vào vị trí đĩa đệm bị thoái hóa. Đó là:

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Cột sống thắt lưng là vị trí chịu nhiều tác động nhất của cơ thể. Hướng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể ra sau, ra trước; lệch sang 2 bên hoặc vào thân đốt gây chèn ép rễ thần kinh vùng cột sống lưng. Vị trí đĩa đệm bị thoát vị phổ biến nhất là L4 – L5 và L5 – S1; ở đoạn L3-L4 có xảy ra nhưng tỷ lệ thấp hơn. Nguyên nhân đáng lưu ý nhất gây ra tình trạng bệnh lý này là chứng thoái hóa cột sống thắt lưng.

thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Hình ảnh: thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Xảy ra chủ yếu ở các đốt C5-C6-C7, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cúi ngửa và xoay chuyển cổ. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ gây ra những triệu chứng đau nhức vùng cổ, vai, sau gáy. Nếu để lâu mà không được chữa trị, các cơn đau sẽ lan xuống vùng cánh tay, bàn tay gây tê mỏi tay; và hạn chế các cử động. Tuy không phổ biến như đối với vùng lưng. Nhưng thoát vị đĩa đệm cổ gây ra những triệu chứng khó chịu và nguy hiểm hơn như: Thiếu máu não, liệt nửa người…

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Hình ảnh:  Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

1.2. Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm được đánh giá là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm nhất. Ngoài những cơn đau buốt cột sống, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng đáng sợ; như rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt, teo chân tay… thậm chí là liệt hoàn toàn. Đặc biệt, trong những năm gần đây bệnh thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng trẻ hóa dần theo độ tuổi; nếu như trước đây độ tuổi mắc bệnh tập trung trong khoảng từ 30 – 60; thì hiện nay nhiều trường hợp mới chỉ 16, 17 tuổi cũng đã bị bệnh; những con số này đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng; báo động đây là căn bệnh sẽ càng nguy hiểm trong tương lai. Thoát vị càng nặng càng tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng:

  • Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt: Khó khăn trong việc cúi, xoay người, vươn người lấy đồ trên cao; đau buốt khi làm việc nặng, thậm chí đau sau mỗi cơn ho…
  • Rối loạn tiểu tiện: Bí tiểu, tiểu không tự chủ, hệ lụy của việc các dây thần kinh thắt lưng bị chèn.
  • Đau thần kinh tọa: Cơn đau buốt dọc đường đi của dây thần kinh tọa; kéo từ thắt lưng lan qua mông xuống chân.
  • Teo cơ: Các tổ chức thần kinh các chi chân và tay bị chèn ép; máu không lưu thông đến nuôi cơ khiến cơ chân tay bị teo đi, khó khăn trong việc đi lại.
  • Rối loạn cảm giác: Tê bì chân tay quá mức khiến người bệnh mất cảm giác linh hoạt chân tay; thậm chí không cảm nhận được nóng lạnh.
  • Liệt: Thường thì nếu biến chứng teo chân không được can thiệp sớm; việc liệt chân là điều hoàn toàn có thể
Hiện tượng thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh: Hiện tượng thoát vị đĩa đệm

1.3. Triệu trứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm

– Đau lưng, đau cổ, đau vai gáy:
  • Thời gian đầu, thoát vị đĩa đệm chỉ gây nên những cơn đau thoáng qua tại cột sống. Càng về sau, cơn đau xuất hiện càng nhiều và liên tục trong ngày, trong tuần. Vị trí đau tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng dễ nhận biết nhất là; đau nhức tập trung tại vùng thắt lưng hoặc vùng chuyển giao giữa thắt lưng và phần xương cùng.
  • Tuy nhiên, cơn đau biểu hiện không rõ ràng; có thể âm ỉ hoặc đau buốt dữ dội, liên tục hoặc ngắt quãng. Mức độ đau tăng khi khom người hay cúi lưng, ho, hắt hơi… và giảm khi nằm, nghỉ ngơi. Tầm vận động của cột sống thắt lưng giảm rõ rệt; thậm chí không thể cử động được trong vài ngày. Vị trí đĩa đệm thoát vị phổ biến ở đốt sống L4 – L5 và S1; do hai đĩa đệm này là bản lề vận động chủ yếu của cột sống.
  • Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phức tạp hơn do tủy sống ở vùng cổ có nhiều trung tâm quan trọng. Bệnh không đơn thuần gây ra cơn đau cứng ở cổ mà có thể lan ra vùng vai gáy và cánh tay. Có người chỉ cần cử động cánh tay đã đau; nhưng cũng có bệnh nhân giơ tay lên cao mới hết đau. Nhiều trường hợp khác bị đau ở một bên thành ngực hoặc ở vùng cột sống giữa hai bả vai. Vị trí đĩa đệm giữa hai đốt sống C5 – C6 dễ xảy ra tình trạng thoát vị.
Cấu tạo  cột sống con người.
Hình ảnh: Cấu tạo  cột sống con người.
Đau dọc từ hông đến chân:
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây nên cơn đau chạy dọc từ vùng thắt lưng đến hông và xuống mặt sau của cẳng chân. Nguyên nhân là do khối thoát vị chèn ép dây thần kinh tọa (dây thần kinh to và dài nhất cơ thể).
  • Cơn đau thường đột ngột xuất hiện sau khi gắng sức hoặc sau mỗi lần bước hụt chân, đau tăng khi về đêm. Người bệnh phải đối mặt cùng lúc cơn đau do thoát vị đĩa đệm và đau do thần kinh tọa. Tuy nhiên cơn đau thần kinh tọa chỉ xảy ra một bên của cơ thể.
Đau khập khiễng cách hồi:

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp triệu chứng đau chân từng lúc; gọi là hiện tượng đau khập khiễng cách hồi. Người bệnh đi khập khiễng, cảm thấy nặng nề và đau đớn ở cẳng chân; đi khoảng 5-10m là đau, ngồi nghỉ sẽ đỡ nhưng cơn đau trở lại nếu đi tiếp. Chính vì vậy, họ không thể đi liên tục trên đoạn đường dài. Nếu người bệnh hoạt động mạnh như leo cầu thang; leo dốc, chạy nhanh, cơn đau sẽ xuất hiện sớm hơn. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, quãng đường đi được càng ngắn hơn; và cơn đau xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi.

Tê bàn tay, bàn chân:
  • Khi khối thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh ở mức độ nặng; người bệnh sẽ bị tê tay hoặc chân thường xuyên. Ở đầu ngón tay và ngón chân có cảm giác tê bì; ngứa râm ran như kim chích hay kiến bò. Đôi khi, bệnh nhân còn bị ngứa và khó chịu ở khe ngón tay, ngón chân. Triệu chứng tê buốt còn lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân.
  • Cảm giác tê bì biểu hiện rõ khi người bệnh duỗi hoặc gấp tay, gấp chân; dẫn đến tình trạng đi lại không vững, dễ té ngã. Khi đi lên xuống cầu thang hoặc đạp xe sẽ cảm thấy hai chân rất mỏi; tê bàn chân có thể làm rớt dép, khó điều khiển hai chân. Ngoài ra cơ thể người bệnh còn kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, mất ngủ, sụt cân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Thông thường, người bệnh chỉ dựa vào dấu hiệu đau lưng; hoặc đau mỏi cổ để phán đoán tình trạng bệnh. Tuy nhiên, sự liên quan mật thiết giữa đốt sống, đĩa đệm và dây chằng; tạo ra hàng loạt triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm đặc trưng như:
– Đau cột sống: 
  • Cơn đau xuất hiện ở các đoạn vận động chính là cổ và lưng; ban đầu khởi phát âm ỉ, từ từ sau đó tăng dần về tần suất, mức độ.
  • Biểu hiện này thường xuất hiện khi người bệnh vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi.
– Bị thoát vị đĩa đệm sẽ hạn chế vận động: 
  • Các động tác cúi, vươn người; nghiêng người trở nên vô cùng khó khăn.
  • Biên độ vận động lúc này tương đối hạn chế, bệnh nhân không gập lưng được quá 110 độ, nghiêng <20 độ và xoay <24 độ.
– Hội chứng rễ thần kinh: 
  • Các vùng phân bố của rễ bị ảnh hưởng; bao gồm cổ vai cánh tay hoặc lưng hông đùi kéo xuống bàn chân.
  • Ngoài ra, nếu bị thoát vị đĩa đệm bệnh nhân sẽ rối loạn cảm giác, giảm hoặc mất phản xạ gân xương, teo cơ…
– Tổn thương rễ thần kinh: 
  • Dấu hiệu chuông bấm (ấn vào điểm đau thấy cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to); dấu hiệu Lasègue (góc nâng chân <45 độ), dấu hiệu Déjerine (hắt hơi thấy đau cột sống)…
– Triệu chứng thoát vị đĩa đệm khác: 
  • Sút cân, ăn kém, mất ngủ, tiểu không tự chủ… mức độ tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân.
Dấu hiệu thường thấy nhất ở người thoát vị đĩa đệm là đau từ lưng dọc xuống chân
Hình ảnh: Dấu hiệu thường thấy nhất ở người thoát vị đĩa đệm là đau từ lưng dọc xuống chân

1.4. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

– Tuổi tác:
  • Bệnh thường xảy ra ở những người trong độ tuổi 30 – 50. Thoái hóa là quá trình tất yếu của thời gian khó tránh khỏi.
  • Sự lão hóa khiến đĩa đệm bị bào mòn và mất nước, sụn khớp hư tổn, vi thể tổn thương. Chỉ cần sự chèn ép đủ lớn và lâu ngày, bao xơ dễ dàng bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài.
– Thói quen sinh hoạt và đặc thù công việc: 
  • Dân văn phòng, tư vấn viên, công nhân, bán hàng, người lao động ngồi, đứng quá lâu, mang vác vật nặng…; hoặc thói quen làm việc như gù lưng, vẹo lưng, nghe điện thoại bằng tai..; sai tư thế trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên cột sống vốn đã yếu ớt và hình thành bệnh.
Ngồi làm việc sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh: Ngồi làm việc sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
– Chấn thương: 
  • Một cú đánh, một cú ngã hoặc chấn thương trong thể thao, gym… sẽ khiến đĩa đệm bị tác động đột ngột và nứt, rách bao xơ.
– Bẩm sinh: 
  • Các bệnh lý bẩm sinh ở cột sống như gù, vẹo xương cột sống; tình trạng gai cột sống cũng như di truyền khác hoặc đặc điểm cột sống yếu; dễ bị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.
– Hút thuốc:
  • Tình trạng hút thuốc sẽ làm giảm nồng độ của khí oxy cũng như các chất dinh dưỡng để nuôi các mô, xương, các đốt sống.
– Thoái hóa cột sống:
  • Là tình trạng xương khớp bị hao mòn và yếu đi do quá trình lão hóa của thời gian. Khi bị bệnh thoái hóa cột sống bạn sẽ có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cao hơn gấp 3 lần bình thường.
– Gai cột sống:
  • Là hiện tượng hình thành gai xương trên thành đốt sống. Các gai xương phát triển tới một kích thước lớn sẽ làm tăng nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm.
– Các bệnh lý tác động:

Từ bên trong cơ thể như: viêm khớp, đau thần kinh tọa,…

– Thừa cân, béo phì:
  • Trọng lượng cơ thể lớn sẽ khiến lực đè nén từ các đốt sống lên đĩa đệm cao hơn đáng kể.
Nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh: Nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm

2. Phòng tránh thoát vị đĩa đệm

– Sống lành mạnh: Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục rèn luyện đề có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc.

Thường xuyên tập thể dục để phòng tránh thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh: Thường xuyên tập thể dục để phòng tránh thoát vị đĩa đệm

– Duy trì cân nặng bình thường: Cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương khi lao động; tham gia giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài,…

 – Vận động đúng cách: Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày. Trẻ em cần ngồi học đúng tư thế để phòng tránh tật gù vẹo cột sống có thể gây thoát vị đĩa đệm sau này. Khi vác vật nặng, không để vặn cột sống mà nên gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người nhất.

Vận động đúng cách để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh: Vận động đúng cách để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Nếu phải đứng lâu, nên dùng ghế tựa thấp để chân; thay đổi chân từng bên cứ 5-10 phút đặt lên ghế/lần. Nếu phải ngồi lâu. nên có thời gian nghỉ để tránh căng cứng các cơ. Khi ngồi làm việc có thể để gác chân cao hơn 1 chút so với háng. Dùng ghế xoay để hạn chế xoắn vặn cột sống. Tránh đi giày, guốc quá cao. Nên dùng giày dép vật liệu mềm.

3. Điều trị thoát vị đĩa đệm

3.1. Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Bệnh chỉ được coi là chữa khỏi hoàn toàn khi và chỉ khi cơ thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới. Các phương pháp điều trị bằng tây y, ngay cả phẫu thuật và thay đĩa đệm nhân tạo cũng chỉ là cách giải quyết tạm thời. Không thể chữa khỏi triệt để bệnh thoát vị đĩa đệm.

Tuy nhiên, có một tin vui cho nhiều người bệnh là. Một số biện pháp điều trị “bảo tồn” có thể giúp thuyên giảm đến 80 – 90% tình trạng bệnh. Bảo tồn ở đây hiểu đơn giản là không tác động dao kéo vào vị trí bị thoát vị. Mà sử dụng các phương pháp giúp phục hồi đĩa đệm như: các bài thuốc dân gian, vật lý trị liệu…

Việc điều trị thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có thể kể đến thời gian bị bệnh, mức độ phù hợp của phương pháp điều trị và đặc biệt là thái độ của người bệnh. Bởi việc chữa trị căn bệnh này là cả một hành trình. Cần đến sự kiên trì của người bệnh cũng như người nhà.

3.2. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Theo các nghiên cứu, trong cây ngải cứu có chứa các thành phần có tác dụng kháng khuẩn; các cinelo, thuyon, dehydro matricaria este giúp giảm đau dây thần kinh một cách nhanh chóng. Hơn nữa, lá ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm rất đặc trưng; lá ngải có khoảng 0,2 đến 0,34% tinh dầu làm giảm đau nhức xương khớp. Đây chính là lý do tại sao người ta hay dùng ngải cứu để chữa các bệnh về xương khớp.

Ngải cứu và giấm táo trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh: Ngải cứu và giấm táo trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Ngải cứu kết hợp cùng dấm gạo:
  • 1 bó ngải cứu to, 200ml dấm gạo. Ngải cứu nhặt bỏ phần cọng già, mang rửa thêm dấm vào cho hỗn hợp vào nồi đun nóng rồi lót miếng vải xô chườm vào vùng đĩa đệm bị đau.
Ngải cứu và rượu trắng:
  • 300g ngải cứu, 2 chén rượu. Ngải cứu thái nhỏ trộn đều với rượu rồi cho vào nồi xào nóng; dùng khăn mỏng chườm hỗn hợp vào chỗ đau kết hợp xoa bóp chữa tê tay chân rất tốt. Có thể băng cố định thuốc lại vị trí đau trong vòng 15 phút cũng được.
  • Mỗi ngày áp dụng cách trị thoát vị đĩa đệm này 2 lần sáng và tối. Bạn có thể tận dụng hỗn hợp này từ sáng, buổi tối chỉ cần đun nóng lại và chườm cho đỡ mất thời gian.
Ngải cứu và muối:
  • Có lẽ đây là cách chữa thoát vị bằng ngải cứu phổ biến nhất. Vô cùng đơn giản bạn chỉ cần trộn ngải cứu với muối rồi đắp lên vùng lưng; hoặc cổ đang bị thoát vị cho đến khi hỗn hợp nguội đi. Tiếp tục rang nóng chúng rồi chườm thêm 2 lần như vậy nữa là được.
Ngải cứu và quả bưởi:
  • 300g ngải cứu phơi khô và 1 quả bưởi, 1 lít rượu ; Bưởi để cả vỏ thái thành từng lát mỏng, phơi khô; sao vàng hạ thổ rồi ngâm với 1 lít rượu.
  • Có thể thêm 1 chút đường hoặc thay thế bưởi bằng chanh khô cũng được.
  • Khoảng 2 tuần sau hỗn hợp rượu này sẽ dùng được. Mỗi ngày người bệnh thoát vị, mỏi vai gáy lấy ra uống 1 lần khoảng 20 ml.

3.3. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Lá lốt hay còn gọi là “nốt” hoặc ở những tỉnh Nam bộ gọi là “lá lốp” theo cách gọi của một số địa phương. Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot. Cây có chiều cao khiêm tốn chỉ khoảng dưới 50 cm. Mọc thẳng đứng hướng theo ánh sáng. Lá lốt có tác dụng giảm đau, chống viêm chữa các bệnh đường tiêu hóa; xương khớp đặc biệt là bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm rất tốt.

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt
Hình ảnh: Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt gồm có sữa bò 300ml, lá lốt tươi khoảng 40g. Lá lốt thái nhỏ, tốt nhất là cho vào chày giã nhuyễn, vắt lấy nước. Sau đó cho nước lá lốt này và sữa vào sắc ấm là có thể uống được; ngày uống từ 1 -2 lần, liên tục trong khoảng 1 tuần.

3.4. Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng

Nguyên liệu: 2-3 nhánh xương rồng,1 nắm muối hạt

Cách làm: Lấy xương rồng đã chuẩn bị đi rửa sạch sẽ; cắt bỏ hết các gai xung quanh xương rồng, cho vào cối đập dập rồi trộn đều với muối hạt

Sau đó ta đem hỗn hợp trên mang đi sao trên chảo nóng hoặc nếu nhà bạn có lò vi sóng thì bạn có thể bỏ vào lò vi sóng trong vòng khoảng 1 phút. Tiếp đến bạn để hỗn hợp này ra ngoài cho nguội chút rồi dùng vải sạch bọc lại, rồi đắp trực tiếp lên vùng bị thoát vị. Bạn cần chú ý không nên để quá nóng vì khi đắp lên có thể dễ bị bỏng. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng này đã được cha ông ta truyền lại từ xưa, bạn nên làm đều đặn hằng ngày. Nếu làm đúng cách thì có thể chỉ sau từ 1 tới 2 tuần thì có thể thấy các cơn đau và triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thuyên giảm đáng kể.

3.5. Tiêm ngoài màng cứng

Biện pháp tiêm ngoài màng cứng thực chất là dùng kỹ thuật tiêm thuốc corticosteroid vào vị trí sát dây thần kinh cột sống hoặc tiêm trực tiếp vào trong ống tủy sống với mục đích đưa vào trong màng cứng cột sống của người bệnh bị thoát vị đĩa đệm.

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh: Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Ưu điểm của tiêm ngoài màng cứng là giúp giảm viêm; đau, sưng tại những khu vực xung quanh vùng thoát vị đĩa đệm. Thông qua đó gián tiếp giúp các rễ thần kinh được thoải mái hơn, không bị chèn ép bởi chất nhầy nữa. Phương pháp này có thể áp dụng với rất nhiều trường hợp người bệnh; điển hình là trường hợp giúp người bệnh trì hoãn việc phẫu thuật mà không làm bệnh tình xấu đi.

Các tác dụng phụ sau quá trình phẫu thuật có thể xảy ra với bệnh nhân; thậm chí ở một số trường hợp người ta đã ghi nhận được là những tác dụng phụ đã xảy ra trong chính quá trình phẫu thuật.

3.6. Bấm huyệt

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh: Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm được biết đến là một trong những phương pháp công hiệu trong điều trị nhanh các triệu chứng như đau lưng, nhức mỏi xương khớp. Khi bệnh còn nhẹ, mới phát hiện ra thì có thể điều trị hiệu quả, dễ dàng. Còn đối với người bị bệnh ở giai đoạn nặng, nghiêm trọng hơn thì việc điều trị sẽ gặp khó khăn và mất thời gian hơn rất nhiều.

3.7. Châm cứu

Châm cứu là một trong những kỹ thuật ứng dụng của y học cổ truyền. Mục đích là giúp lưu thông huyệt đạo, giảm thiểu các cơn đau do thoát vị gây ra. Châm cứu còn được coi là cách chữa ít gây rủi ro và biến chứng nhất cho người bệnh so với các phương pháp điều trị khác.

3.8. Diện chẩn

Rất nhiều trường hợp khỏi hoàn toàn nhờ sử dụng phương pháp diện chẩn mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật. Để khai thông hoạt động của các huyệt đạo thì thầy thuốc sẽ tác động lên những vị trí khớp đau trên người bệnh nhân.

Diện chẩn là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Phương pháp này tưởng chừng như đơn giản nhưng đòi hỏi các thầy thuốc phải có kiến thức chuyên môn cực tốt mới có thể thực hiện được.

3.9. Cấy chỉ

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh: Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

Phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo này có độ an toàn cao; ít để lại biến chứng, tỷ lệ bệnh tái phát cũng rất thấp. Cách chữa bệnh bằng phương pháp cấy chỉ là giải pháp hiệu quả; giúp người bệnh không cần phải phẫu thuật. Phương pháp này sẽ tác động các huyệt vị để kích thích cơ thể tự sản sinh ra những chất có khả năng chống viêm; giảm đau, giúp cân bằng quá trình tạo – hủy xương, giảm áp lực khu thoát vị; giải tỏa sự chèn ép rễ thần kinh trong chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cột sống cổ.

3.10. Sử dụng thuốc Tây

Việc sử dụng thuốc  điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ làm tiêu hủy phần mô bị thoát vị tại phần đĩa đệm bị thoát vị. Qua đó sẽ giảm đi khối nhân nhầy bị thoát vị rồi giảm đi những cơn đau nhanh chóng.

– 4 loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của nhật:
  • Thuốc ZS chondroitin
  • Thuốc glucosamine
  • Thuốc bổ xương khớp P&Q
  • Thuốc Bổ xương khớp Flex Power EX
– Khi tới bệnh viện điều trị các bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc sau:
  • Thuốc giãn cơ decontractyl hoặc myonal
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: naproxen, ibuprofen
  • Thuốc giảm đau: meloxicam, paracetamol
  • Thuốc bổ sung omega 3 và vitamin
  • Tiêm steroid ngoài màng cứng.

3.11. Chữa thoát vị đĩa đệm không phẫu thuật

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể giảm dần theo thời gian ngay cả khi không có sự can thiệp của thuốc hoặc phẫu thuật.

– Nghỉ ngơi: khi bạn cảm thấy đau đớn thì hãy nghỉ ngơi từ 1 đến 2 ngày trên giường thường sẽ giúp giảm đau lưng và chân.

– Vật lý trị liệu: Chế độ dinh dưỡng đủ chất: việc cung cấp đầy đủ chất canxi; chất xơ và các khoáng chất có trong rau củ quả, hải sản sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.

– Chế độ luyện tập: người bệnh cần kết hợp thêm các bài tập thoát vị đĩa đệm tự vận động dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.

3.12. Mổ thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chỉ được chỉ định khi tình trạng bệnh nhân quá nặng; và các phương pháp điều trị bảo tồn không có tác dụng. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật thay đổi từ 1 đến 4 tuần tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng bệnh nhân được điều trị. Trong thời gian vài ngày sau phẫu thuật, người bệnh có thể cảm thấy đau dữ dội tại vị trí của vết mổ.

3.13. Bài tập

Trong điều trị thoát vị đĩa đệm, việc tập luyện đóng vai trò rất quan trọng. Trên thực tế, đa số bệnh nhân đều ngại vận động vì lo sợ sẽ làm cơn đau tái phát. Các chuyên gia nhận định rằng: người bệnh nằm hoặc ngồi một chỗ không vận động trong thời gian dài sẽ khiến các nhóm cơ bị co cứng; làm kéo dài quá trình phục hồi sau điều trị.

Chính vì thế người bệnh nên luyện tập các bài tập thoát vị đĩa đệm song song với quá trình điều trị. Rất nhiều bệnh nhân đã áp dụng các bài tập mỗi ngày và có hiệu quả giảm đau rõ rệt; cột sống dần trở nên khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

4. Thực phẩm dành cho người bị thoát vị địa đệm

Thực phẩm dành cho người bị thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh: Thực phẩm dành cho người bị thoát vị đĩa đệm

4.1. Thực phẩm nên ăn đối với người bị thoát vị đĩa đệm

Thực phẩm giàu canxi:
  • Canxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và lão hóa của xương. Nếu thiếu canxi các đôt sống trở nên yếu và mỏng manh hơn, dễ bị đau nhức.
  • Thiếu canxi dẫn đến loãng xương, các đốt sống vốn đã yếu có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm hơn. Do đó, khi bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Một trong những câu trả lời là canxi.
Hình ảnh: Thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin C
Hình ảnh: Thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin C
  • Một số thực phẩm giàu canxi như: Phô mai, sữa chua và sữa; Rau lá xanh đậm như cải xoăn, măng tây, súp lơ, đậu phụ, đậu phộng, đỗ đen và hạt vừng; Tôm cua, hàu; Trái cây và rau củ đỏ: ớt đỏ, củ cải đường, cà chua hầm hoặc tươi, quả mọng đen như quả việt quất và quả mâm xôi
Thực phẩm giàu vitamin D:
  • Cung cấp đủ vitamin D sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất các khoáng chất quan trọng. Nhờ đó, xương khớp dẻo dai, chắc khỏe hơn, bệnh thoát vị đĩa đệm cũng được cải thiện.
  • Một số loại thực phẩm giàu vitamin D như sữa, ngũ cốc, các loại hạt hạnh nhân, óc chó, hạt vừng…
Axit béo Omega 3:
  • Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? – Axit béo Omega 3 là một trong số câu trả lời. Axit béo Omega 3 có đặc tính hình thành collagen và được cơ thể sử dụng để điều trị và ngăn ngừa tổn thương sụn và đĩa đệm do thoát vị.
  • Những loại thức ăn giàu axit béo omega3 như cá mòi, cá hồi, cá trích, cá thu…
Cá hồi chứa nhiều Axit béo Omega 3
Hình ảnh: Cá hồi chứa nhiều Axit béo Omega 3
Vitamin B12:
  • Để xương chắc khỏe thì cần phải có đủ vitamin B12 trong chế độ ăn uống hàng ngày. B12 đóng vai tròng giúp tăng trưởng và phát triển tủy xương.
  • Thực phẩm giàu vitamin B12 như: Các loại thịt, cá và thịt gia cầm; Gan đặc biệt giàu vitamin B12; Trứng, phô mai, sữa và hầu hết các sản phẩm từ sữa đều chứa vitamin B12; Các loại rau lá xanh như bông cải xanh, cải xoăn và rau bina.
Các loại rau lá xanh chứa nhiều Vitamin B12
Hình ảnh: Các loại rau lá xanh chứa nhiều Vitamin B12
Vitamin C:
  • Vitamin C hoạt động như chất chống oxy hóa giúp giảm tác động của các gốc tự do; có thể đã xâm nhập và máu và làm thoái hóa đốt sống; Vitamin C cũng rất quan trọng cho việc tái tạo tế bào; đây là chức năng quan trọng khi đĩa đệm bắt đầu bị thoái hóa. Ngoài ra, vitamin C cũng là chất cần thiết để hình thành collagen sau biến thành mô mới cần để tái tạo mô đĩa đệm giữa các đốt sống.
  • Như vậy, người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Câu trả lời là vitamin C. Các thực phẩm giàu vitamin C gồm: Rau bina, khoai lang và khoai lang trắng, bông cải xanh và ớt xanh; Cà chua, cam, chanh, bưởi, dâu tây và kiwi.
Thực phẩm giàu Glucosamine sulfate:
  • Glucosamine sulfate đóng vai trò duy trì và phục hồi collagen (thành phần chính của đĩa đệm).
  • Cơ thể sử dụng glucosamine sulfate để tạo thành các hóa chất cần thiết tái tạo sụn, gân, dây chằng và dịch khớp.
Một số loại thực phẩm giàu glucosamine sulfate như:
  • Thịt bò, thịt cừu, thịt gà, trứng, sữa, cá; Quả hạnh nhân, đậu phông; Các loại rau lá xanh, bắp cải, cải bó xôi…;Sụn đầu xương, sụn sườn của lợn, gà, bò, vịt…;Sữa bổ sung glucosamine
Sụn  giàu glucosamine sulfate
Hình ảnh: Sụn  giàu glucosamine sulfate

Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp quá trình tiêu hóa duy trì sự trơn tru và không gây áp lực cho các đĩa đệm. Người bệnh cần bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ ăn uống hàng ngày.

4.2. Thực phẩm nên kiêng đối với người bị thoát vị đĩa đệm

Rượu, bia, các chất kích thích: Khiến hàm lượng canxi, khoáng chất trong cơ thể suy giảm.

Hạn chế thức ăn cay nóng: Khiến bệnh tình tiến triển theo chiều hướng phức tạp; hàm lượng canxi, khoáng chất hao hụt gây loãng xương.

Không nên ăn thực phẩm chứa purin, fructose: Nội tạng động vật, dưa cà muối… dễ gây kích thích viêm ở khớp.

Lựa chọn thực phẩm một cách khoa học giúp người bệnh chủ động chăm sóc; phòng ngừa, làm chậm quá trình thoát vị và ngăn chặn bệnh diễn tiến xấu hơn

4.3. Các loại sữa dành cho người bị vị đĩa đệm

Sữa ensure nước cho người bệnh: Sữa Ensure là một sản phẩm sữa phổ biến của hãng Abbott được nhiều người Việt Nam tin dùng. Ensure cung cấp các vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Hỗ trợ quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể tốt hơn.

Sữa Anlene cho người lớn tuổi: Cũng giống như ensure, Anlene là một sản phẩm sữa quen thuộc với người Việt nam. Đây là sản phẩm của Công ty Fonterra Brands Việt Nam. Sữa anlene đáp ứng đủ nhu cầu canxi hàng ngày cho cơ thể. Đồng thời, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

Sữa bò tươi: Một người trưởng thành cần 1000mg canxi mỗi ngày để đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường. Lượng canxi này giúp xương chắc khỏe, hạn chế các bệnh về xương khớp, cột sống và ngăn ngừa loãng xương. Sữa bò chính là nguồn cung cấp canxi chính và phổ biến nhất hiện nay.

Sữa bò tươi là nguồn cung cấp canxi
Hình ảnh: Sữa bò tươi là nguồn cung cấp canxi

Sữa đậu nành: Mặc dù không chứa hàm lượng canxi cao, nhưng sữa đậu nành lại rất tốt cho hệ xương khớp. Sữa đậu này không chỉ phòng chống loãng xương; mà còn hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm rất tốt. Bên cạnh đó, sản phẩm sữa này còn chứa hoạt chất Genistein – một loại hormone estrogen tự nhiên; một nhân tố quyết định độ chắc khỏe của xương.

5. Các địa chỉ khám bệnh thoát vị đĩa đệm uy tín tại Hà Nội

5.1. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện 108 hiện nay được coi là bệnh viện hiện đại nhất Việt Nam; từ cách hỗ trợ, phục vụ của cán bộ y tế cùng với hệ thống trang thiết bị tân tiến; được đầu tư mới để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho người bệnh. Khoa Chấn thương chỉnh hình Cột sống của bệnh viện chuyên khám; cấp cứu và điều trị ngoại khoa các bệnh cột sống nói chung và thoát vị đĩa đệm cột sống nói riêng. Khoa áp dụng rộng rãi và phát triển các kỹ thuật phẫu thuật ít xâm lấn trong điều trị bệnh cột sống.

Ngoài ra, các bác sĩ Khoa Nội Thần kinh và Ngoại Thần kinh của bệnh viện cũng thực hiện khám và điều trị cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Khi đi khám, người bệnh đến quầy đăng kí và nêu tình trạng của mình; nhân viên lễ tân sẽ hỗ trợ khám với bác sĩ chuyên khoa phù hợp.

Hiện tại, người bệnh chưa thể đăng kí lựa chọn bác sĩ khám và điều trị cho mình tại Bệnh viện 108. Vì vậy khi tái khám có thể không gặp được bác sĩ đã khám vào lần trước đó; hoặc có thể gọi điện trước cho bệnh viện để biết được lịch bác sĩ.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có cơ sở vật chất khá hiện đại
Hình ảnh: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có cơ sở vật chất khá hiện đại

5.2. Bệnh viện Quân y 103

Địa chỉ: Số 261 Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội

Bệnh viện 103 là nơi được nhiều người tin tưởng lựa chọn điều trị. Tại bệnh viện hiện chưa có chuyên khoa Cột sống riêng biệt; mà bác sĩ khoa Nội Thần kinh và Ngoại Thần kinh sẽ thực hiện khám và điều trị cho người bệnh bằng nội khoa hay phẫu thuật. Tại bệnh viện thư­ờng xuyên điều trị bệnh nhân bệnh lý cột sống; điều trị cấp cứu các bệnh nhân nặng: đau đầu và động kinh, thoát vị đĩa đệm cột sống, viêm tủy, viêm da dây thần kinh…

Một số kỹ thuật mới trong khám và điều trị thoát vị đĩa đệm như: Giảm áp đĩa đệm qua da bằng Laser: Ít đau đớn, không cần gây mê, người bệnh tiết kiệm nhiều thời gian; đặc biệt là không phải nằm viện; Sinh thiết xương cột sống qua da trong chuẩn đoán bệnh lý cột sống: Xác đinh loại tế bào ung thư cột sống để có hướng điều trị thích hợp trong khi các loại chẩn đoán hình ảnh khác khó xác định.

Hiện tại bệnh viện tổ chức khám vào tất cả các ngày trong tuần; tuy nhiên, thứ 7 và Chủ Nhật chỉ khám tự nguyện.

5.3.  Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng – Quận Đống Đa – Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai quy tụ những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, luôn tận tậm với người bệnh. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao; bệnh viện không ngừng cập nhật những phương pháp điều trị bệnh bằng kỹ thuật mới. Khoa Chấn thương chỉnh hình Cột sống của bệnh viện được thành lập năm 2015; là một địa chỉ uy tín điều trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm cột sống. Ngoài ra, Bệnh viện Bạch Mai được coi là nơi có thế mạnh trong điều trị nội khoa. Nếu muốn khám và điều trị thoát vị đĩa đệm bằng nội khoa; người bệnh có thể khám nội với các bác sĩ Khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Bạch Mai.

Khi đi khám nếu chưa biết chắc chắn khám với chuyên khoa nào.

Người bệnh đến đăng kí tại Khoa Khám bệnh hoặc Khoa khám theo yêu cầu; mô tả tình trạng sẽ được nhân viên lễ tân hỗ trợ khám với bác sĩ chuyên khoa phù hợp. Bên cạnh đó, một mô hình khác hỗ trợ rất đắc lực trong quá trình điều trị cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tại Bạch mai đó là Phục hồi chức năng. Đây là Trung tâm duy nhất trên cả nước hoạt động theo mô hình nhóm kỹ thuật gồm: Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng, điều dưỡng Phục hồi chức năng; kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, kỹ thuật viên Hoạt động trị liệu; kỹ thuật viên Chỉnh hình-chân tay giả, kỹ thuật viên Âm ngữ trị liệu.

Như vậy, sự kết hợp giữa nội, ngoại, phục hồi chức năng tại bệnh viện hỗ trợ tối đa cho người bệnh đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Khoa khám theo yêu cầu - BV Bạch Mai
Hình ảnh: Khoa khám theo yêu cầu – BV Bạch Mai

5.4. Phòng khám Đa khoa Vietlife

Địa chỉ: Số 14 Trần Bình Trọng – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Phòng khám Đa khoa Vietlife tập trung đầu tư phát triển thế mạnh về các bệnh lý Cột sống và Xương khớp. Có thể nói, đây là một trong những cơ sở y tế ngoài công lập uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh về Cột sống. Đội ngũ chuyên gia Thần kinh – Cột sống giỏi đến từ các bệnh viện hàng đầu như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện đại Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai như: Phó giáo sư Kiều Đình Hùng, Bác sĩ Nội trú Trần Quốc Khánh… Cùng với đó, hệ thống trang thiết bị hiện đại, cao cấp như Máy cộng hưởng từ 1.5Tesla hỗ trợ thăm khám và chẩn đoán chính xác các bệnh lý về Cột sống.

Tại phòng khám, các bác sĩ sẽ khám và điều trị nội khoa. Trường hợp cần phẫu thuật sẽ được các bác sĩ trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ để mổ tại các bệnh viện uy tín: BV Đại học Y Hà Nội, BV Việt Đức,…

5.5. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Trụ sở:  Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện tuyến Trung ương và có thế mạnh về điều trị bằng ngoại khoa. Đây là địa chỉ tin cậy cho người bệnh cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống. Bệnh viện cũng là nơi có chuyên khoa Cột sống được thành lập từ rất sớm. Khoa Phẫu thuật Cột sống được hình thành từ năm 2003; thuộc Viện Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện, với những bác sĩ tên tuổi nổi tiếng với nhiều người bệnh như: PGs Đinh Ngọc Sơn, PGs Nguyễn Văn Thạch, Ths Trần Quốc Khánh,…. Bệnh viện là nơi có các kỹ thuật mổ cột sống được thực hiện từ lâu; nhiều kỹ thuật mới trên thế giới cũng được áp dụng. Cùng với hệ thống trang thiết bị, phòng mổ hiện đại hỗ trợ tích cực cho điều trị phẫu thuật.

Ngoài ra, Khoa cũng kết hợp chặt chẽ với các khoa phòng khác trong bệnh viện để bệnh nhân phục hồi nhanh nhất như: Khoa Phục hồi chức năng, Khoa Phẫu thuật Thần kinh,…

Bệnh nhân đi khám tại Việt Đức thì vào cổng số 18 Phủ Doãn, không đi cổng Tràng Thi
Hình ảnh: Bệnh nhân đi khám tại Việt Đức thì vào cổng số 18 Phủ Doãn, không đi cổng Tràng Thi

5.6. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là nơi được rất nhiều người bệnh tìm đến thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, cũng giống như một số bệnh viện khác, ở đây chưa có chuyên khoa Cột sống chuyên biệt.

Tại bệnh viện, Khoa Ngoại tiến hành các kỹ thuật ngoại khoa và điều trị cho các đối tượng bệnh nhân gặp các vấn đề về cột sống: Cố định cột sống động liên gai sau điều trị thoát vị đĩa đệm có mất vững cột sống; Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; Tạo hình thân đốt sống qua da bằng bơm xi măng; Phẫu thuật điều trị trượt đốt sống cổ, thắt lưng; Phẫu thuật vẹo cột sống thắt lưng, hẹp ống sống thắt lưng; Phẫu thuật chèn ép tủy cổ, mất vững cột sống cổ cao

Khoa áp dụng phương pháp mổ nội soi các bệnh lý cột sống; cũng như phối hợp và hỗ trợ các khoa phòng trong Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để điều trị cho bệnh nhân cột sống đạt hiệu quả cao. Phối hợp với Khoa khoa phục hồi chức năng để hỗ trợ bệnh nhân hồi phục và thể tự chăm sóc phòng ngừa những biến chứng sau quá trình điều trị tại Bệnh viện.

5.7. Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương

Địa chỉ: Số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Nội

Khác với các bệnh viện bên trên, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương là nơi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền. Trung tâm nghiên cứu và điều trị bệnh lý cột sống – Bệnh viện y học cổ truyền Trung ương; là nơi chuyên sâu điều trị cột sống, đã tiếp nhận và điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý về cột sống bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt…

Tại đây được trang bị máy móc của y học hiện đại hỗ trợ chẩn đoán; và điều trị tốt cho người bệnh: Máy chụp cộng hưởng từ – một thiết bị vô cùng cần thiết trong chẩn đoán thoát vị, Máy chụp CT, Máy chụp Xquang,….Đối với bệnh nhân chưa thực sự cần phẫu thuật và mong muốn điều trị bằng phương pháp đông y có thể lựa chọn địa chỉ này.

5.8. Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Địa chỉ: Số 49 Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội

Vị trí Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Châm cứu Trung ương
Hình ảnh: Vị trí Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Ngoài Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương; Bệnh viện Châm cứu cũng là một địa chỉ điều trị thoát vị bằng xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt,….Khoa Cột sống ít xâm lấn của bệnh viện khám và điều trị các bệnh lý cột sống bằng phương pháp ít xâm lấn và kết hợp tây y, đông y, với các thiết bị hỗ trợ hiện đại: máy chụp X-Quang kỹ thuật số; máy siêu âm, máy chụp cộng hưởng từ, đo mật độ loãng xương….Một số phương pháp như: Điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt; Kéo giãn cột sống kết hợp với y học hiện đại như: Tạo hình thân đốt sống bằng xi măng sinh học,…

5.9. Phòng khám chuyên khoa Trị liệu Thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC)

Địa chỉ: Số 44 Nguyễn Du – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Phòng khám ACC là địa chỉ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp không dùng thuốc; không can thiệp phẫu thuật, giúp chữa lành tận gốc các bệnh lý liên quan đến thần kinh cột sống cũng như các chấn thương thể thao. Phòng khám ACC còn tập trung đội ngũ các bác sĩ nước ngoài đến từ Mỹ, Canada, Pháp, NewZealand, Hàn Quốc và Nhật Bản giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, hết lòng vì sức khỏe bệnh nhân.

Tại đây sử dụng các trang thiết bị hiện đại và phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống đến từ Mỹ. Vì vậy, chi phí điều trị tại đây khá cao so với khả năng chi trả của nhiều người bệnh. Trong khi phục hồi chức năng cần thời gian, người bệnh nên cân nhắc đến tài chính khi quyết định lựa chọn điều trị tại Phòng khám ACC.

Ngoài cơ sở tại Hà Nội, Phòng khám còn có hai cơ sở điều trị tại Quận 1 và Quận 5 Tp.HCM.

6. Các địa chỉ khám chữa thoát vị đĩa đệm uy tín tại TP.Hồ Chí Minh

6.1. Bệnh viện Chấn thương – Chỉnh hình TP. HCM

Địa chỉ: Số 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84-28) 39 237 007

Lịch làm việc: Thứ hai – Thứ 6: 6h30 – 20h00; Thứ Bảy và Chủ Nhật: 6h30 – 12h00

Bệnh viện Chấn thương – Chỉnh hình TP. HCM
Hình ảnh: Bệnh viện Chấn thương – Chỉnh hình TP. HCM
Lịch khám dịch vụ ngoài giờ:

Để đăng ký khám ngoài giờ, bạn có thể gọi hẹn trước theo SĐT Tổng đài 08.1080 để đăng ký.

Khám ở Phòng 116, tầng trệt, cổng A, gần căn tin BV Chấn Thương Chỉnh Hình TP.HCM

Chi phí: 100.000 đồng/lần khám.

Từ thứ 2 – Thứ 6: 16 h00 -18h00

Thứ 7: Sáng: 7h00 -11h00, Chiều: 14h00 -17h00

Chủ nhật: Sáng: 8h00 -11h00, Chiều: 14h00 -17h00

6.2. Chuyên khoa Xương khớp – Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

Địa chỉ số: 215 Hồng Bàng, Quận. 5, Tp. Hồ Chí Minh

Trang web: http://bvdaihoc.com.vn/

Điện thoại: (84-8) 38 554 269

 Hiện nay, bệnh viện gồm có 3 cơ sở:

Cơ sở 1: Đa khoa – 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5,TPHCM

Cơ sở 2: Đa khoa – 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM

Cơ sở 3: Y học Cổ truyền – 21 B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TPHCM

Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM
Hình ảnh: Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM

6.3. Bệnh viện Nhân dân 115

Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP HCM

Thời gian làm việc: Sáng từ 7h00 – 12h00 (Nhận bệnh từ 6h45 – 11h00 ); Chiều từ 13h00 – 16h00 (Nhận bệnh từ 13h00 – 15h30)

Bệnh viện Nhân dân 115
Hình ảnh: Bệnh viện Nhân dân 115

Bệnh viện Nhân dân 115 là bệnh viện có lịch sử lâu đời tại Tp.HCM. Bệnh viện có sự cộng tác của đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu cùng với trang thiết bị máy móc y tế tiên tiến để hỗ trợ cho quá trình thăm khám. Khoa xương khớp tại bệnh viện luôn nằm trong tình trạng quá tải. Do đó, người bệnh nên sắp xếp thời gian hợp lý khi đên khám bệnh.

6.4. Phòng khám Trị liệu Thần kinh cột sống ACC

Địa chỉ: Số 99, Nguyễn Du, Phường Bến Thành, quận 1, Tp.HCM

Điện thoại: 028.3939.3930

Bên cạnh các bệnh viện công lập thì người bệnh cũng có thể đến phòng khám tư nhân để thực hiện kiểm tra và điều trị bệnh lý về thoát vị đĩa đệm. Phòng khám Trị liệu Thần kinh Cột sống ACC là nơi chuyên khám về thần kinh cột sống được trang bị máy móc hiện đại; đảm bảo cho việc điều trị các bệnh lý và chấn thương về cột sống.

Việc điều trị tại phòng khám thích hợp cho bệnh nhân cần phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật hoặc cần tiếp nhận điều trị dài hạn.

Tuy nhiên, Phòng khám Trị liệu Thần kinh Cột sống ACC là phòng khám tư nhân; hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế có chi phí khá cao so với mặt bằng chung. Do đó, trước khi đến phòng khám; người bệnh nên tìm hiểu kỹ thông tin về dịch vụ và chi phí tại phòng khám.

TKT Maids dịch vụ vệ sinh văn phòng hàng đầu tại TPHCM mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho bạn. Bạn hãy dành thời gian và công sức vào việc chuyên môn hoặc tập thể dục thể thao. Hãy để những công việc nhàm chán, tốn nhiều thời gian và công sức như dọn dẹp vệ sinh văn phòng lại cho TKT Maids. Dịch vụ vệ sinh văn phòng chuyên nghiệp hàng đầu tại TPHCM.

Có thể bạn quan tâm:


Logo TKT Maids

028.66.830.931

Công ty tạp vụ vệ sinh TKT Maids®

Trụ sở: 161 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

TKT Company 10 năm dịch vụ chất lượng cao

NguồnCông ty Cung cấp Tạp vụ TKT Maids

Nguồn: Công ty tạp vụ văn phòng TKT Maids

All in one
09.09.05.80.20