Ở Việt Nam hiện nay, tủ lạnh là vật dụng của mọi gia đình; do đó những người nội trợ và những người giúp việc chuyên nghiệp cần phải thành thạo cách sử dụng, vệ sinh tủ lạnh đúng cách. Sử dụng tủ lạnh không đúng các có thể gây ra mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ngộ độc, tiêu chảy… Bài viết sau sẽ giới thiệu hướng dẫn sử dụng tủ lạnh đúng cách nhất.

1. Nhận biết và phân loại tủ lạnh gia đình

Trước khi tìm hiểu Cách sử dụng tủ lạnh, hãy cùng nhận biết chúng.

Trên thị trường tủ lạnh vô cùng đa dạng và phong phú hiện nay với các nhãn hiệu nổi tiếng như: Sanyo, Samsung, Toshiba, Panasonic, LG, Daewoo, Reetech, Electrolux, Hitachi

1.1. Phân loại theo thiết kế cửa tủ lạnh

Theo thiết kế kiểu cửa, có thể chia tủ lạnh làm các loại chính: Tủ lạnh một ngăn, tủ lạnh ngăn đá trên, tủ lạnh ngăn đá dưới, tủ lạnh side by side. Ngoài ra, những loại tủ lạnh đắt tiền có thể có nhiều kiểu kết hợp các cánh cửa.

Tủ lạnh một ngăn

Đây là loại tủ lạnh nhỏ, chỉ có một ngăn nhưng vẫn có khay làm đá. Ưu điểm của nó là nhỏ gọn và tiết kiệm điện năng. Loại này thường được dùng chủ yếu cho nhưng nhà nhỏ, sinh viên hoặc đặt trong các khách sạn.

Hình ảnh: Tủ lạnh 1 ngăn
Hình ảnh: Tủ lạnh 1 ngăn

Tủ lạnh ngăn đá trên

Tủ lạnh có ngăn đá phía trên còn gọi là Top mount. Đây là loại tủ lạnh có thiết kế truyền thống và phổ biến nhất. Ngăn đá sẽ để ở trên còn ngăn mát phía dưới. Ưu điểm của loại tủ này là thiết kế đơn giản; quen thuộc, ít phải sửa chữa và giá thành thấp. Ngoài ra, ngăn đá được đặt ngang tầm mắt giúp dễ dàng lấy đá; và các thực phẩm để ở ngăn này.
Nhược điểm là có cấu hình không tiện lợi lắm; ngăn đá có thể khó với tới cho trẻ em và những người thấp. Ngăn mát đựng thực phẩm chính lại không ở ngang tầm nên khó lấy. Ngoài ra phải có không gian rộng để có thể mở toàn bộ cánh cửa tủ ra được.

Hình ảnh: Tủ lạnh ngăn đá phía trên
Hình ảnh: Tủ lạnh ngăn đá phía trên

Tủ lạnh ngăn đá dưới

Tủ lạnh có ngăn đá phía dưới còn gọi là Bottom mount. Phong cách thiết kế này đảo ngược so với cách thiết kế truyền thống. Với phương thức này, ngăn mát sẽ được đưa lên trên, thuận tiện hơn. Ngăn đá ở dưới có thể là cánh cửa hoặc ngăn kéo ra; rất dễ lấy cho trẻ em và người thấp.
Thiết kế kiểu này có điểm bất lợi là khi lấy thực phẩm hoặc đá ở ngăn đá sẽ phải cúi người xuống. Tuy nhiên, lấy đồ ở ngăn mát lại khá thuận tiện.

Hình ảnh: Tủ lạnh ngăn đá phía dưới
Hình ảnh: Tủ lạnh ngăn đá phía dưới

Tủ lạnh 2 bên hay side by side

Tủ lạnh side by side là loại tủ lạnh có cửa mở ra hai bên. Hầu hết các loại tủ lạnh side by side đều được thiết kế với dạng hai cánh cửa lớn mở ra hai bên. Một số có nhiều block làm lạnh riêng biệt thì thiết kế thêm cửa; hộc riêng cho các ngăn làm đá, ngăn đựng rau, đựng nước giải khát… và được mở riêng độc lập với hai cánh cửa lớn.

Với ưu thế dung tích lớn, các loại tủ lạnh side by side được thiết kế thêm nhiều tiện nghi. Trước hết là hệ thống làm đá viên, làm nước mát được thiết kế để người sử dụng có thể lấy đá; lấy nước từ bên ngoài mà không cần phải mở tủ. Một số có ngăn bảo quản các loại thức uống đóng lon, chai…; được thiết kế riêng một cánh cửa nhỏ lồng vào cánh cửa lớn. Điều cần chú ý là với những loại tủ lạnh dung tích lớn này; mỗi khi mở các cánh cửa lớn của tủ thì điện năng tổn hao của tủ tăng lên rất nhiều do bị mất độ lạnh. Do vậy, mục đích của những thiết kế nói trên nhằm tiết kiệm lượng điện tổn hao; đối với những loại thức uống, thực phẩm thường xuyên sử dụng.

Hình ảnh: tủ lạnh 2 cửa 2 bên
Hình ảnh: tủ lạnh 2 cửa 2 bên

Nhiều tính năng hiện đại

Phần lớn những công nghệ tiên tiến ứng dụng cho sản phẩm tủ lạnh hiện nay đều được đưa vào sử dụng ở loại tủ lạnh side by side. Từ việc cấp nước liên tục cho mục đích làm đá viên; đá lạnh, làm nước lạnh với các chế độ tự động đến điều khiển và điều chỉnh các chức năng; các chế độ bằng nút chạm và hiển thị trên màn hình LCD đến các chức năng khử mùi, khử trùng tiên tiến. Nhiều loại có thể điều chỉnh độ ẩm của ngăn đựng rau quả; ngăn đông để thực phẩm bảo quản không bị khô, không bị “cháy”.

Có loại (như tủ lạnh Panasonic) còn thay đổi thiết kế; đưa ngăn đá xuống dưới, ngăn đựng rau lên trên để tạo thoải mái cho người sử dụng. Các khảo sát cho thấy khi sử dụng tủ lạnh; ngăn đựng đá ít được sử dụng hơn ngăn đựng rau quả. Do vậy, việc đưa ngăn đựng rau lên trên nhằm giúp cho người sử dụng ít phải khom lưng nhiều lần hơn.

Có loại (như tủ lạnh của LG) còn được thiết kế thêm một tivi màn hình mỏng âm vào cánh cửa lớn với màn hình 13 inch có thể điều khiển từ xa; có đường cắm ăng ten, hẹn giờ bật tắt… Số khác có màn hình LCD là cuốn sổ điện tử để có thể ghi lại những chú thích; lời nhắn, cuộc hẹn cũng như những kế hoạch công việc.


1.2. Phân loại theo công nghệ làm lạnh

Tủ lạnh được chia làm hai loại dựa trên công nghệ làm lạnh của chúng; đó là loại tủ lạnh bám tuyết (hay còn gọi là loại làm lạnh trực tiếp) và loại không bám tuyết (làm lạnh gián tiếp). Hầu hết các nhà sản xuất đang có mặt tại thị trường Việt Nam đều có đủ cả 2 loại sản phẩm cho người tiêu dùng dễ dàng chọn lựa.

Tủ lạnh không đóng tuyết

Tủ lạnh không đóng tuyết (hay không bám tuyết) còn gọi là tủ lạnh quạt gió hoặc tủ lạnh làm lạnh trực tiếp.

Nhận dạng: Mở tủ nhìn bên trong, phía sau có khe gió thổi ra.

Hình ảnh: tủ lạnh không đống tuyết
Hình ảnh: tủ lạnh không đống tuyết

Đặc điểm: Tủ không bám tuyết là loại tủ được làm lạnh từ các vỉ lạnh trực tiếp; hơi lạnh trong tủ này sẽ được tập trung vào một chỗ và tuần hoàn hơi lạnh tới các ngăn của tủ thông qua đối lưu nhiệt. Chúng có ưu điểm là làm đông đá nhanh, nhiệt độ ngăn đông thường từ -18oC đến -27oC.

Hiện nay, tủ làm lạnh trực tiếp thường có đủ các kích cỡ từ 85 lít (loại tủ nhỏ); cho đến 200 – 300 lít (loại tủ lớn). Ngày nay một số loại tủ có chức năng làm lạnh trực tiếp thường được tráng thêm một lớp men bao kín bên trong tủ. Đặc điểm này không chỉ giúp cho tủ không bị bám tuyết mà còn làm cho chúng có thêm một ưưu điểm là không làm tràn nước dù có sử dụng chức năng xả đá tự động hay không.

Ưu và nhược điểm: Loại này khi sử dụng không bám tuyết bên trong tủ; thân tủ tiện dụng khi sử dụng dễ dàng vệ sinh, rau quả để trong tủ tươi lâu hơn do độ ẩm trong tủ được phân phối đều hơn. Nhược điểm của loại tủ này là gây tốn điện hơn và có tiếng ồn của quạt gió.


Tủ lạnh đóng tuyết

Nhận dạng: loại này bị bám tuyết thành tủ và đá bám dày ở ngăn đá.

Hình ảnh: Tủ lạnh đóng tuyết
Hình ảnh: Tủ lạnh đóng tuyết

Đặc điểm: Đây là loại tủ có chức năng làm lạnh bằng phương pháp tuần hoàn không khí; hơi lạnh được đảm bảo như nhau ở các ngăn chứa thực phẩm. Do đó, hiệu suất làm lạnh của loại tủ này cũng tốt hơn so với loại làm lạnh trực tiếp do được làm lạnh đều và đồng nhất.

Hầu hết các loại tủ làm lạnh gián tiếp hiện nay đều được lắp đặt hệ thống xả đá tự động; thời gian xả đá tự động thông thường được lập trình khoảng 5 – 45 phút; tùy theo từng loại tủ tuyết bám nhiều hay ít; và chu kỳ chờ đông đá để tự xả là 8h/1 lần. Tuy nhiên, chúng lại có một nhược điểm là khi xả đá máy tự tắt và khởi động lại từ đầu . Nếu như thế quá trình khởi động sẽ làm giảm tuổi thọ của tủ; đồng thời không tiết kiệm được điện năng.

Ưu và nhược điểm: Ưu điểm của loại này là tiết kiệm điện và không có tiếng ồn của quạt; giá thành rẻ. Nhưng tủ này có nhược điểm là tuyết bám nhiều ở ngăn đá khó vệ sinh và nhiệt độ trong tủ không đồng đều.

Sau khi đã nhận biết và phân loại tủ lạnh; chúng ta cùng tìm hiểu Sử dụng tủ lạnh đúng cách.


2. Hướng dẫn sử dụng tủ lạnh

2.1. Hướng dẫn cách lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh

Điều lưu ý quan trọng trước khi cho thực phẩm vào trong tủ lạnh:
  • Không nên để những thức ăn chưa sơ chế vào tủ lạnh; nhất là bỏ cả túi nilon vào tủ chờ khi nào ăn mới làm sạch. Thực phẩm có thể đã bị dính bẩn từ nhiều nguồn khác nhau; có thể sẽ gây ô nhiễm cho chính đồ ăn đang có trong tủ. Chính vì vậy, nên sơ chế hoặc chế biến qua trước khi bảo quản trong tủ lạnh; nhất là các loại rau củ quả.
  • Không để trứng dính bẩn trong tủ lạnh hoặc rửa trứng mà không ăn trong thời gian ngắn.
Hoa quả và rau xanh:
  • Táo có thể để trong tủ lạnh 1 – 2 tuần; cam quýt có thể được 1 tuần, cà chua để được khoảng 1-2 ngày. Chuối, dưa chuột thì không nên để trong tủ lạnh thời gian dài. Vì những loại hoa quả này phải để ở những nơi nhiệt độ cao. Chuối cần phải để ở nơi nhiệt độ từ 11-13 độ C; dưa chuột để ở nơi từ 10 – 13 độ C. Trong khi đó, ngăn để rau và hoa quả trong tủ lạnh nhiệt độ thường là khoảng 8 độ C. Do nhiệt độ trong tủ lạnh quá thấp, nên những rau xanh và hoa quả này dễ bị hỏng.
  • Nhiệt độ của ngăn để thức ăn và rau hoa quả trong tủ lạnh không phải chỗ nào cũng giống nhau; thường thì nhiệt độ ngăn trên cao hơn ngăn dưới; nhiệt độ ở chỗ gần cửa là cao nhất; nhiệt độ chỗ sát đằng sau là thấp nhất. Vì vậy, khi để thức ăn vào tủ lạnh phải chú ý. Chẳng hạn như những thứ để 1-2 ngày là lấy ra ăn; hay những thứ không dễ hỏng như sa lát, nước hoa quả, trứng gà, trứng mặn… có thể để ở cửa. Những thức ăn dễ thiu như cơm và những thức ăn thừa hay những thức ăn làm bằng đậu nên để ở sát đằng sau của ngăn trên. Rau xanh và hoa quả có thể để ở ngăn dưới hoặc ngăn chuyên để rau và hoa quả; nhưng không nên để sát vào trong.
Hình ảnh: hướng dẫn sử dụng tủ lạnh đối với hoa quả
Hình ảnh: hướng dẫn sử dụng tủ lạnh đối với hoa quả

Thịt, cá: Nên bảo quản ở nhiệt độ từ 3 – 7 độ C và không để quá 1 tuần. Trước khi bảo quản cần rửa sạch, bọc cẩn thận và không để chung với các thực phẩm chín để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

Thực phẩm đông lạnh

Cần lưu ý đến hướng dẫn sử dụng của các loại thực phẩm này. Có 2 loại là thực phẩm trữ mát (trữ đông từ 0 – 5 độ C) như thịt, giò, chả…; và thực phẩm đông lạnh (trữ đông từ -25 đến -18 độ C) như hải sản. Thực phẩm đã rã đông thì không được cho vào ngăn đá trở lại vì dễ gây nhiễm độc. Tốt nhất là bỏ ra đến đâu thì ăn hết đến đấy.

Thức ăn thừa

Không nên để nguyên đồ ăn thừa trên đĩa; bát và đưa vào tủ lạnh bảo quản cho bữa ăn hôm sau. Vi khuẩn không bị chết hoàn toàn, một số chỉ bị ngưng hoặc giảm hoạt động; một số khác vẫn tiếp tục phát triển trong nhiệt độ và môi trường trong tủ lạnh.
Nên bọc đồ ăn thừa cẩn thận rồi mới cho vào tủ lạnh.

Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh
Hình ảnh: Không nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh
Hình ảnh: Không nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh
  • Các loại củ quả như khoai tây, cà chua, hành; sẽ bị giảm chất lượng ở môi trường nhiệt độ thấp và khô của tủ lạnh. Hãy bảo quản chúng ở những nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao.
  • Mật ong bảo quản trong tủ lạnh sẽ bị đặc lại và gây kết tủa đường.
  • Bánh mỳ và các loại bánh ngọt để trong tủ lạnh sẽ bị khô và cứng.
  • Không nên cho chuối vào tủ lạnh vì dễ bị thâm đen.
  • Socola chỉ nên bảo quản ở nhiệt độ từ 13 – 15 độ C; vì bảo quản ngăn đã sẽ khiến bề mặt xuất hiện lớp phủ trắng làm mất màu sắc hấp dẫn.
  • Những thức ăn để ngoài quá lâu cũng không nên cho vào tủ lạnh.

Mặc dù tủ lạnh là nơi bảo quản thực phẩm lý tưởng; nhưng điều đó không có nghĩa là nó có thể bảo quản thức ăn vĩnh viễn. Nên che đậy và đóng gói cẩn thận và chỉ nên dùng lại thức ăn bữa trước thêm một lần; nên đun kỹ thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và tồn lại trong thức ăn.

Thức ăn chín:

Trong tủ lạnh vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển; độc tố của chúng cũng không bị phá huỷ. Chúng chỉ tạm thời “ngủ yên”, đợi khi ra khỏi tủ lạnh gặp điều kiện nhiệt độ bình thường trong nhà ở; hoặc nhiệt độ của cơ thể con người, sẽ tỉnh táo trở lại phát triển và hoạt động bình thường ngay. Để phòng tránh bệnh tật, giữ gìn vệ sinh thực phẩm thật tốt khi sử dụng tủ lạnh; cần thực hiện những khuyến cáo sau:

  • Nước dùng làm kem, làm đá phải là nước đã đun sôi.
  • Thức ăn chín muốn đưa ngay vào tủ lạnh chậm chất là 4 giờ sau khi xào nấu xong. Khi cần lấy ra khỏi tủ lạnh phải ăn ngay không để lâu quá 4 giờ ở nhiệt độ trong nhà.
  • Những thức ăn sống như thịt, cá… muốn để dành phải cất vào tủ lạnh ngay sau khi giết thịt súc vật; không được để chậm quá 4 giờ. Khi lấy ra khỏi tủ lạnh phải chế biến ngay.
  • Đối với những thực phẩm sống hoặc chín không biết chắc chắn chế biến từ bao giờ; rất có thể đã bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố của vi khuẩn; cần phải chế biến ngay hoặc đun nấu lại cẩn thận trước khi cho vào tủ lạnh.
  • Cần nhớ tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy, những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch; không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn được.
Hình ảnh: Lưu ý khi bảo quản thức ăn chín
Hình ảnh: Lưu ý khi bảo quản thức ăn chín

2.2. Hướng dẫn sử dụng màng bọc bảo quản đồ trong tủ lạnh

Việc sử dụng màng bọc trong bảo quản các sản phẩm thực phẩm (tươi sống, qua chế biến…) đang được người dân lựa chọn; đặc biệt đối với thức ăn, thực phẩm được bảo quản trong môi trường lạnh (tủ lạnh, tủ đá…).

Các màng bọc được chế tạo từ các nguyên liệu nhựa tổng hợp với chất liệu phổ biến chủ yếu từ PVC (Polyvinyl chloride) và PE (Polyethylene). Do đặc tính hóa học của vật liệu PVC; khi chế tạo, các nhà sản xuất phải sử dụng phụ gia DEHA (Di-ethylhexyl adipate) hoặc DEHP (Di-ethylhexyl phthalate); để làm mềm và làm trong suốt màng bọc. Còn đối với vật liệu PE thì không cần dùng phụ gia; do vật liệu đã có đặc tính mềm dẻo và trong suốt khi chế tạo.

Việc bổ sung những hóa chất này trong quá trình sản xuất màng bọc dẫn đến việc thôi nhiễm ra thực phẩm và gây ô nhiễm thực phẩm; ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng (DEHA là chất cấm sử dụng trong sản xuất màng bọc thực phẩm). Do đó màng bọc chế tạo từ vật liệu PE an toàn hơn từ vật liệu PVC. Việc thôi nhiễm DEHA, DEHP có nguy cơ gia tăng nếu ở môi trường acid hoặc kiềm hoặc nhiệt độ cao; tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm… Các chất DEHA, DEHP thôi nhiễm vào thực phẩm sẽ tác động đến hệ thống nội tiết; làm phát triển sớm ở trẻ em gái và ảnh hưởng đến sinh sản ở trẻ em trai.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại màng bọc thực phẩm với các chất liệu nhựa chủ yếu từ PVC và PE.

Các dấu hiệu chủ yếu để phân biệt một số loại màng bọc thực phẩm từ các vật liệu như sau:

  • Màng PVC: có màu trắng ngà/hoặc vàng nhạt và ít dai khi kéo dãn; sờ có cảm giác dính tay, khó tách các lớp màng bọc khi chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau; khó cháy, chỉ cháy khi đốt trực tiếp bằng lửa và có mùi hắc.
  • Màng PE: có màu trắng, trong suốt, dai khi kéo dãn; khi sờ và sản phẩm ít dính tay, dễ dàng tách các lớp màng bọc khi chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau; dễ bị đốt cháy bằng lửa và cháy rất nhanh; không tắt và hầu như không tạo ra mùi khi cháy. Do đó việc lựa chọn màng bọc thực phẩm và cách sử dụng đúng cách; để bảo quản thực phẩm rất quan trọng trong bảo đảm an toàn thực phẩm.
Hình ảnh: hướng dẫn sử dụng mang bọc thực phẩm cho tủ lạnh
Hình ảnh: hướng dẫn sử dụng mang bọc thực phẩm cho tủ lạnh

Nên lựa chọn sản phẩm màng bọc thực phẩm được chế tạo từ vật liệu PE (Polyethylene); vì không có nguy cơ sử dụng hóa chất phụ gia độc hại (DEHA).

Thực phẩm cần bảo quản phải được làm sạch; để khô, ráo trước khi sử dụng màng bọc trực tiếp bao phủ sản phẩm. Đối với thực phẩm ăn ngay, thực phẩm lỏng, thực phẩm có tính kiềm, hoặc acid (dưa muối, sa lát trộn dấm…); thực phẩm nhiều dầu, mỡ không sử dụng màng bọc trực tiếp bao phủ sản phẩm. Không sử dụng màng bọc ngay khi thức ăn còn nóng (trên 70 độ C). Tuyệt đối không rã đông, chế biến bằng lò vi sóng hoặc các phương pháp gia nhiệt khác (nướng, áp chảo, rán…); đối với thực phẩm được bao gói cùng với màng bọc thực phẩm.

Với những kiến thực cơ bản trên, công ty vệ sinh công nghiệp TKT Maids hy vọng những người giúp việc nhà có những hướng dẫn sử dụng tủ lạnh cơ bản và đúng đắn nhất về sử dụng tủ lạnh. Vật không thể thiếu của tất cả các gia đình. Hãy sử dụng tủ lạnh đúng cách bạn nhé.


Logo TKT Maids

028.66.830.931

Công ty tạp vụ vệ sinh TKT Maids®

Trụ sở: 161 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

TKT Company 10 năm dịch vụ chất lượng cao

NguồnCông ty Cung cấp Tạp vụ TKT Maids

Nguồn: Công ty Cung cấp Tạp vụ TKT Maids

All in one
09.09.05.80.20