TP.HCM đang gặp phải hiện tượng mù khô, sự xuất hiện của khói mù dày đặc khiến người dân có nhiều lo lắng khi ra đường; đặc biệt ở những gia đình có trẻ nhỏ, hoặc dân văn phòng đi làm. Hiện tượng này là một dấu hiệu cho thấy không khí tại TP.HCM đang gặp vấn đề ô nhiễm. Vậy, không khí tại TP.HCM đang ô nhiễm tại mức độ nào, và nó ảnh hưởng đến cơ thể ra sao? Hãy cùng TKT Maids tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí; chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi; làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu; gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực; và có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí.

Một chất gây ô nhiễm không khí là một chất trong không khí có thể gây hại cho con người và hệ sinh thái. Chất này có thể là các hạt rắn, giọt chất lỏng, hoặc khí. Chất gây ô nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Chất gây ô nhiễm được phân loại sơ cấp và thứ cấp. Các chất gây ô nhiễm sơ cấp thường được phát thải từ quá trình chẳng hạn như tro từ phun trào núi lửa, từ các hoạt động sản xuất.

Dưới đây là một số chất gây ô nhiễm không khí thường gặp:
Cacbon đioxit (CO2):
  • Thông thường, lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên; cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Tuy nhiên, hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và phá rừng đã làm cho quá trình trên mất cân bằng; có tác động xấu đến khí hậu toàn cầu.
Sunfua dioxit (SO2):
  • Là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ thấp trong khí quyển; tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. Sunfua dioxit sinh ra do núi lửa phun, do đốt nhiên liệu hóa thạch, quặng sunfua,.v.v…
  • SO2 rất độc hại đối với sức khỏe của người và sinh vật; gây ra các bệnh về phổi khí phế quản. SO2 trong không khí khi gặp oxy và nước tạo thành axit; tập trung trong nước mưa gây ra hiện tượng mưa axit.
Cacbon monoxit (CO):
  • CO được hình thành do việc đốt cháy không hết nhiên liệu hóa thạch như than; dầu và một số chất hữu cơ khác.
  • Khí thải từ các động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các thành phố.
Nitơ oxit (N2O):
  • N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính; được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch.
  • Nồng độ của loại khí này có xu hướng tăng trong thời gian gần đây.
Clorofluorocacbon (viết tắt là CFC):
  • CFC là những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp; từ đó xâm nhập vào khí quyển.
  • CFC có tính ổn định cao và không bị phân huỷ.
  • Khi nồng độ Clo ở tầng bình lưu tăng cao (chủ yếu từ các loại khí CFC) sẽ gây ra sự suy giảm ở tầng Ozone; tạo điều kiện cho các bức xạ cực tím đến bề mặt Trái đất nhiều hơn.
Khí Metan (CH4):
  • Là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. CH4 thúc đẩy sự oxy hóa hơi nước ở tầng bình lưu.
  • Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4. Hàng năm khí quyển thu nhận khoảng 400-765×1012g CH4.

Các hạt mịn (PM), là các hạt rắn rất nhỏ ở dạng rắn hoặc lỏng lơ lửng dạng khí. Khác biệt với các sol khí là sự kết hợp các hạt mịn và khí. Một số dạng hạt xuất hiện trong tự nhiên có nguồn gốc từ núi lửa, các trận cháy rừng, thực vật sống. Các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch trong các động cơ; các nhà máy nhiệt điện và các hoạt động công nghiệp khác cũng tạo ra một lượng đáng kể các sol khí. Trên quy mô toàn cầu, các chất từ nguồn này hiện chiếm tỷ lệ khoảng 10% trong bầu khí quyển Trái Đất. Sự gia tăng các hạt mịn trong không khí có mối liên hệ với các tai biến sức khỏe như bệnh tim, thay đổi chức năng phổi và ung thư phổi.

Các kim loại độc như chì và thủy ngân; đặc biệt là các hợp chất của chúng có khả năng gây ngộ độc cao khi con người và các sinh vật khác tiếp xúc.

Hình ảnh: Hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên
Hình ảnh: Hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên

Đặc biệt, khu vực Việt Nam nói chung và TP.HCM đang phải đối mặt với sự ô nhiễm rất lớn mà nguyên nhân bắt nguồn từ các hạt bụi mịn. Vậy bạn đã có cái nhìn đúng về mức độ nguy hại của sự ô nhiễm này?

2. Sự nguy hiểm đến từ bụi mịn

Chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index – AQI) cho biết tình trạng ô nhiễm không khí; mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người) thu được từ phần mềm Air Visual cho kết quả luôn trên 100 trong khoảng thời gian buổi sáng; tăng dần đến đầu giờ chiều trong những ngày gần đây.

Thêm nữa, phần mềm này cảnh báo mức độ tiếp xúc bụi PM2.5 tại TP.HCM tại hai vị trí ở nhà và ngoài trời cũng vượt khuyến cáo (10,0 µg/m3). Cụ thể, ở nhà là 16 µg/m3 và ngoài trời là 26 µg/m3.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: bụi mịn PM2.5 (chất dạng hạt có đường kính bé hơn 2,5 micromet) là chất ô nhiễm gây nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người; do kích thước siêu nhỏ nên chúng dễ dàng xâm nhập sâu vào cơ thể con người.

các loại bụi mịn nguy hiểm
Hình ảnh: các loại bụi mịn nguy hiểm
Bụi mịn tác động đến cơ thể qua nhiều con đường

Thạc sĩ Vũ Xuân Đán (Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe lao động và Môi trường, Sở Y tế TP.HCM) cho biết quá trình hô hấp là đưa oxy vào phổi. Tại phổi, oxy tiếp xúc hồng cầu trong máu giúp mang oxy đến các tế bào. Bụi mịn cộng với các loại khí như CO, SO2, NO2 sẽ ngăn cản hồng cầu kết hợp oxy; từ đó khiến tế bào thiếu oxy. Đây là căn nguyên gây ra kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi… và những bệnh về hô hấp.

Trẻ em dưới 5 tuổi sống ở các nước đang phát triển là những người dễ bị tổn thương nhất; về số tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời do hệ thống hô hấp chưa ổn định và phát triển.

Theo tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Ô nhiễm không khí là nguyên nhân hay yếu tố thúc đẩy gây ra; làm nặng thêm một số bệnh ở con người.

Các chất độc trong không khí ô nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường mũi, miệng, da và niêm mạc.

“Trong không khí ô nhiễm có các chất độc do phương tiện giao thông thải ra bao gồm: khí CO, SO2, NO2, benzen, chì, các kim loại nặng và một vài độc chất khác,… có thể gây hại ở một số cơ quan như mạch máu, tủy xương, lách, tim và phổi. Trong đó, hệ hô hấp và tim mạch dễ bị ảnh hưởng nặng nhất từ không khí ô nhiễm”; bác sĩ Vinh khuyến cáo.

Ngoài ra, mối liên hệ giữa khói xe và bệnh tim mạch đã được nhiều nghiên cứu đưa ra bằng chứng cụ thể. Tiếp xúc khói xe ngắn hạn cũng liên quan tới các vấn đề về tim mạch; như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim cấp và cao huyết áp.

Chì có trong không khí ô nhiễm cũng tác động đến quá trình tạo máu bằng cách ức chế một số enzyme quan trọng; đồng thời gây tổn hại màng hồng cầu và làm rối loạn quá trình chuyển hóa bên trong tế bào; làm cho tế bào bị chết sớm, dẫn đến hậu quả là bệnh thiếu máu.

3. Không khí tại TP.HCM đang ở bị ô nhiễm ở mức độ nào?

Tại TP.HCM, bụi mịn thường đến từ bụi đất, bụi giao thông, bụi công nghiệp; bụi do hoạt động bên trong nhà và bụi từ đại dương. Với nồng độ bụi siêu vi PM2.5 (bụi mịn) hiện ở mức 102,7 µg/m³. Chất lượng không khí tại TP.HCM đang duy trì ở mức thuộc nhóm có hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt, tại các khu công nghiệp, khói bụi từ hoạt động sản xuất; các phương tiện có tải trọng lớn và các chất thải công nghiệp được đánh giá có nồng độ cao; gây nguy hại cho những khu dân cư gần đó.

Bản đồ không khí tại tphcm
Hình ảnh: Bản đồ không khí tại tphcm – màu đỏ chất lượng khống tốt cho sức khỏe

Qua cảm quan, khi người dân di chuyển trong khu vực TP.HCM ở thời điểm từ khoảng 9 giờ trở đi sẽ gặp tình trạng nóng rát và cay mắt; đỏ mắt nếu không được bảo vệ đúng cách. Hơn nữa, khu vực Quận 2, Bình Thạnh tập trung nhiều tòa nhà cao tầng nhưng hầu hết đều bị màn bụi này che mờ, không thể nhìn rõ dù chỉ đứng cách xa 100-200m.

tình trạng mù khô khiến người dân khó chịu
Hình ảnh: tình trạng mù khô khiến người dân khó chịu

Chất lượng không khí tại TP.HCM đang duy trì ở mức đỏ – nguy hại cho con người. Cụ thể chỉ số AQI ngày 20.9 tại TP.HCM đo được cao nhất là 175 (Quận 2), tại trung tâm TP.HCM đạt 174 và khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh đạt mốc 166. Ô nhiễm không khí với nồng độ bụi siêu vi PM2.5 ở mức 102.7 µg/m³.

4. Một số lời khuyên dành cho bạn trong những ngày này

  • Việc ăn uống sạch sẽ, vệ sinh mũi, miệng hằng ngày giúp loại bỏ một phần các tác nhân có hại từ môi trường. Sử dụng các loại khẩu trang để ngăn bụi, chú ý bảo vệ mắt bằng các loại kính râm.
  • Ngoài ra hãy vệ sinh thật sạch sẽ văn phòng, nhà cửa để bạn có những không gian sạch sẽ, tốt nhất cho sức khỏe của mình. Chắc hẳn bạn sẽ muốn có những nới trú chân che chở bạn vượt qua những ngày bụi bẩn khắp nơi.

Có thể bạn quan tâm:

– Dịch vụ tổng vệ sinh nhà cửa: https://tktg.vn/dich-vu/dich-vu-ve-sinh-nha-cua/

– Dịch vụ tổng vệ sinh văn phòng: https://tktg.vn/dich-vu/dich-vu-ve-sinh-van-phong/

Sử dụng khẩu trang, kính râm, áo khoác để giảm ảnh hưởng từ các tác nhân gây bệnh

Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, bổ sung các chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Nên rửa tay kỹ với xà phòng, vệ sinh thân thể, bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể để các hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Thông qua bài viết trên, TKT Maids hy vọng bạn có cái nhìn tổng thể về ô nhiễm không khí tại TP.HCM, hiện tượng mù khô những ngày gần đây và cách hạn chế các tác động xấu đến cơ thể, từ đó bảo vệ gia đình và những người thân của bạn tốt hơn. Đặc biệt hãy làm sạch nhà cửa, văn phòng bạn thường xuyên nhất có thể nhé.


Logo TKT Maids

028.66.830.931

Công ty tạp vụ vệ sinh TKT Maids®

Trụ sở: 161 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

TKT Company 10 năm dịch vụ chất lượng cao

NguồnCông ty Cung cấp Tạp vụ TKT Maids

Nguồn: Công ty dịch vụ tạp vụ văn phòng TKT Maids

All in one
09.09.05.80.20