Những người giúp việc chuyên nghiệp, nhân viên tạp vụ văn phòng, tạp vụ công ty hay nhân viên vệ sinh; cần biết các loại côn trùng có trong nhà và cách diệt côn trùng trong gia đình này. Có 7 loại côn trùng bạn cần chú ý đó là Gián, Mối, Kiến, Ruồi, Muỗi, Rệp, Bọ Xít.
NỘI DUNG
1. Khái quát về cách diệt côn trùng trong gia đình
Hiện nay có khá nhiều cách diệt côn trùng khác nhau, bằng các loại hóa chất hiện đại hay các loại bẫy thông thường; đồng thời các loại mẹo hay mà ông cha ta truyền lại cũng được tận dụng triệt để. Tùy theo đặc trưng môi trường sống, nhu cầu của mình mà bạn chọn phương pháp diệt côn trùng phù hợp; giúp nâng cao hiệu quả diệt côn trùng.
Phương pháp vật lý :
Được sử dụng với mật độ thường xuyên hơn bởi chúng có hiệu quả về lâu dài; dùng được nhiều lần, nhiều nơi; đặc biệt không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi hay ô nhiễm môi trường.
- Dùng lưới mắt nhỏ: để hạn chế sự xâm nhập của côn trùng . Cách này thường dùng cho hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi vừa đuổi côn trùng cho người; và cho các cây trồng, vật nuôi khỏi sự làm phiền của côn trùng. Cách này chỉ có tác dụng xua đuổi chúng chứ không diệt côn trùng.
- Dùng hệ thống đèn bắt: một số côn trùng như muỗi, mối, bướm… có đặc tính ưa ánh sáng, hầu hết chúng đều bị thu hút đặc biệt với nguồn ánh sáng vàng, trắng… Chính vì thế con người có thể dùng một nguồn ánh sáng vừa phải để thu hút; dẫn dụ chúng đến, đồng thời đặt một chiếc bẫy nước hay chất dính bên dưới để diệt chúng. Các loại gián, chuột thường rất sợ ánh sáng nên cách này đồng thời có thể xua đuổi chúng đi.
- Tái tạo lại vệ sinh môi trường sống: sẽ giúp hạn chế và loại trừ an toàn, lâu dài các loại côn trùng, khiến chúng không có cơ hội sinh sản; và phát triển hay tìm kiếm được thức ăn; đồng thời cách này cũng giúp bảo vệ sức khỏe của con người. Các hành động cần thiết như: dọn dẹp khu vực nhà ở sạch sẽ, gọn gàng, không để rơi vãi thức ăn; đậy kín thức ăn nước uống, hạn chế nước đọng và lắp các trũng nước động…
Phương pháp hóa học:
Không khó để tìm được các loại hóa chất diệt côn trùng được bán rất nhiều tại các tiệm chuyên diệt côn trùng. Tuy nhiên phương pháp này cần thực hiện một cách cẩn thận; để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người thao tác; các người thân, nguồn nước hay động thực vật mà con người cất công nuôi dưỡng. Về phương thức thực hiện, có hai loại phun hóa chất khác nhau; giúp phát tán nhanh chóng và đều lên côn trùng. Các loại hóa chất có thể tác động giết côn trùng chết ngay tức khắc; hoặc nhiễm vào trong cơ thể chúng và lây cho các con khác trong đàn.
- Phun hóa chất dạng sương: được áp dụng trong các không gian bên trong các nhà,… giúp tiêu diệt ngay các loại côn trùng bị ăn phải hóa chất hay diệt chúng từ từ. Hóa chất được tồn lưu ở các khu vực đã xử lý; nhằm hạn chế sự xâm nhập của chúng trong một khoảng thời gian.
- Phun hóa chất dạng khói mù nóng: phun chủ yếu ở khu vực khuôn viên bên ngoài,… giúp tiêu diệt ngay lập tức các loại côn trùng đang có mặt.
2. Cách diệt GIÁN côn trùng trong gia đình
2.1. Thông tin về côn trùng GIÁN
Gián (tiếng anh là cockroaches) : là loài côn trùng có đôi cánh ôm kín lưng; kích thước khác nhau tùy theo loài, có thể dài từ 2 – 3mm đến 80mm; thân có màu nâu sáng hoặc đen và chúng ít khi bay. Các loại gián nhà thường gặp là gián Mỹ (Periplaneta americana); gián Úc (Periplaneta australasiae); gián Đông Phương (Blatta orientalis); gián có băng vàng, nâu (Supella longipalpa); gián Đức (Blattella germanica).
Gián nhà là loại côn trùng có hại cho sinh hoạt hàng ngày; và sức khỏe của con người vì chúng có tập tính sống ở những nơi bẩn thỉu; hủy hoại và làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồng thời có thể gặm nhấm làm hư hỏng một số vật dụng như: quần áo, vải vóc, bìa gáy sách vở… Chúng vừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần; và đào thải phân rải rác khắp nơi.
Các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng gián; các tuyến trên cơ thể của gián có mùi hôi đặc biệt; rất khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã đi qua. Có lẽ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được cái mùi rất đặc trưng của loài gián sống gần gũi và làm phiền hà cho mình; một số người thường bị dị ứng với gián khi có sự tiếp xúc thường xuyên.
2.2. Cách đuổi và tiêu diệt GIÁN trong nhà
Rải phèn chua bột xung quanh nơi đựng thức ă;, tủ, bồn rửa bát hay rửa mặt cũng làm cho gián không dám bò vào.
Để bắt gián, bạn có thể cho một ít khoai hoặc bia vào trong chai, lọ rồi xoa lớp mỡ mỏng lên miệng chai; chẳng bao lâu sau gián sẽ tự bò vào rất nhiều.
3. Cách diệt MỐI côn trùng trong gia đình
3.1. Thông tin về MỐI côn trùng
Mối (tiếng anh là White ant) là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu, theo đàn. Trên thế giới có hơn 2700 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà, mối đất cánh đen. Cuối tháng 5, đầu tháng 6 là mùa sinh sản chính của mối.
Mối thích ăn chất cellulose, của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối. Mối là côn trùng có hại. Nó phá hoại nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống;… thậm chí mối còn tấn công con người khi phá tổ của chúng.
3.2. Cách tiêu diệt MỐI trong nhà
Đối với mối trong nhà việc xử lý rất phức tạp; và đòi hỏi có chuyên môn sâu về lĩnh vực này. Do đó nên sử dụng các dịch vụ diệt và phòng mối chuyên nghiệp. Không nên tự ý sử dụng các loại hóa chất bán trên thị trường để tiêu diệt chúng.
4. Cách diệt KIẾN côn trùng trong gia đình
4.1. Thông tin về KIẾN côn trùng
Kiến (tiếng anh là ant) là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng; kiến được tìm thấy trên tất cả các lục địa trừ Nam Cực.
Kiến ăn uống rất đa dạng, cả động vật và thực vật. Những con kiến này ăn các con côn trùng khác, cả sống và chết; hầu như bất cứ thứ gì con người ăn. Chúng đặc biệt thích dịch ngọt do bọ vừng tiết ra. Nhiều đồ ngọt và thịt có trong bếp và các khu vực kho chứa cũng bị chúng ăn; bao gồm xi-rô, mật, mứt, đường thịt, mỡ, chất béo.
Loài kiến khi di chuyển rồi bò vào thức ăn mang theo một lượng vi khuẩn lớn; ảnh hưởng đến con người và là tác nhân truyền bệnh gián tiếp, đó là cách bệnh như: Tiêu chảy, dịch sốt, ho… Không chỉ có vậy khi bị kiến đốt con bị phát ban; gây mẩm ngứa, dị ứng rất nguy hiểm đến tính mạng.
4.2. Cách đuổi và diệt KIẾN trong nhà
Vắt chanh tươi vào tổ kiến hay chỗ kiến tập trung; hoặc rắc vỏ chanh băm nhỏ lên đó thì đàn kiến sẽ tự tan rã và bỏ đi. Ngoài ra người ta còn rắc lên tổ kiến bã cà phê, bột than củi, phấn rôm hoặc tiêu bột.
5. Cách diệt RUỒI côn trùng trong gia đình
5.1. Thông tin về RUỒI côn trùng
Ruồi nhà (tên tiếng anh là Housefly), sống rất gần gũi với loài người trên toàn thế giới. Chúng thường được tìm thấy ở những khu dân cư hoặc súc vật sinh sống; nơi có nhiều thực phẩm và chất thải..
Ruồi nhà có sức sinh sản khá nhanh và mạnh; ruồi cái có thể đẻ đến 150 trứng trong vòng 5-6 ngày. Nên quần thể ruồi nhà có thể bùng phát số lượng trong vòng vài tuần. Ruồi nhà ăn thực phẩm của người và chất thải vì thế chúng có thể mang; phát tán nhiều loại mầm bệnh khác nhau như tiêu chảy, bệnh nhiễm trùng da và mắt.
Ruồi mang mầm bệnh khi chúng kiếm ăn. Mầm bệnh có thể dính bề mặt ngòai cơ thể ruồi; có thể được nuốt vào trong dạ dày với thức ăn. Mầm bệnh được truyền đến người khi ruồi tiếp xúc với người và thức ăn. Đa số mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, nước uống …Những bệnh do ruồi truyền như kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả; một số bệnh giun sán, nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, phong.
5.2. Các đuổi và diệt RUỒI trong nhà
Bạn có thể sử dụng loại băng keo dính hai mặt chuyên diệt ruồi. Loại băng keo này có mùi mật
thơm nên rất thu hút ruồi.
Hương muỗi hay vỏ bưởi phơi khô cũng có thể đuổi ruồi.
6. Cách diệt MUỖI côn trùng trong gia đình
6.1. Thông tin về MUỖI côn trùng
Muỗi (tiếng anh là mosquito): Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.
Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.
Một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao gồm sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da …
Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm 2004, có vài chục nghìn người Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong, do muỗi truyền. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm; tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi.
6.2. Cách diệt MUỖI côn trùng
Muốn đuổi muỗi ra khỏi phòng ngủ, bạn hãy đốt vài miếng vỏ cam hay vỏ quít phơi khô trong nồi đất nhỏ rồi sau đó khép cửa vài phút… muỗi sẽ không còn vo ve trong phòng nữa. Hoặc có thể làm theo các cách sau đây:
Cách bắt muỗi:
- Cho độ 5-10 ml nước đường hoặc bia vào chai, lắc mạnh rồi đặt ở nơi nhiều muỗi. Ngửi thấy mùi này, muỗi sẽ bay vào và không biết đường ra.
- Bật máy hút bụi, chờ khi tốc độ quay đạt đến độ cao nhất, đưa đầu hút bụi vào nơi có muỗi. Chúng sẽ bị hút vào và chết.
Cách đuổi muỗi:
- Vẩy một ít nước hoa hoặc đặt một bát tỏi đã nghiền nát vào nơi muỗi thường bay đến. Mùi nước hoa và vị cay của tỏi làm muỗi rất “ngại”.
- Đặt trong nhà một bồn hoa dạ lan hoặc bạc hà.
- Ở nơi nhiều muỗi, bạn có thể đặt một hộp dầu con hổ hoặc chai dầu gió, muỗi ngửi thấy sẽ bay đi chỗ khác.
- Mặc quần áo trắng hoặc nhạt màu. Loại quần áo này có tính phản quang mạnh, có tác dụng đuổi muỗi.
Hình ảnh: Dùng nước hoa và tỏi để đuổi muỗi
7. Cách diệt RỆP côn trùng trong gia đình
7.1. Thông tin về RỆP côn trùng
Rệp (tiếng anh là bed bugs) là loài côn trùng đốt máu và gây phiền hà cho con người trong sinh hoạt hàng ngày; Rệp phát triển qua 3 giai đoạn: trứng, thanh trùng và con trưởng thành. Trứng rệp thường được rệp trưởng thành đẻ vào cùng một chỗ ở khe tường, tủ, giường, phản, bàn, ghế…; có khi nó đẻ vào cả giấy, vải… Trứng rệp có thể phát triển tốt ở gỗ, đất…
Vai trò truyền bệnh của rệp chưa được xác định một cách rõ ràng. Rệp đốt người gây cảm giác khó chịu, đặc biệt là mất ngủ vào ban đêm; lâu dần làm suy giảm sức khỏe của người bị rệp đốt máu.
Rệp có thể lưu giữ các mầm bệnh như dịch hạch, sốt phát ban, sốt hồi quy, tularemia, sốt Q… nhưng vai trò truyền bệnh của rệp chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.
7.2. Cách đuổi và tiêu diệt RỆP trong nhà
Trên các con vật nuôi trong nhà có rất nhiều rệp. Chúng có thể đốt người và truyền một số bệnh. Do đó, bạn nên dùng các loại xà phòng và dầu gội đầu diệt trùng để “tắm” cho vật nuôi. Mùi hương của vỏ cam cũng có tác dụng xua đuổi rệp.
8. Cách diệt BỌ XÍT côn trùng trong gia đình
Bọ xít hút máu người (tiếng anh là Stink bug) thuộc họ bọ xít ăn sâu, rất dễ nhận biết về mặt hình thái; với các đặc điểm nổi bật như dài từ 9,5 – 33 mm, vòi cong và rất khỏe, phần bụng dẹt và to, rìa bụng có những viền màu vàng, toàn thân màu nâu. Chúng hoạt động chậm chạp và chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày rất khó phát hiện vì nó chui vào khe cửa, khe bàn ghế và trần gỗ…
Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra nó truyền bệnh cho người thông qua ký sinh trùng có tên khoa học là Trybannosoma Cruzi; gây ra các bệnh về máu rất nguy hiểm, với các giai đoạn khác nhau. Nếu bị mãn tính, có thể gây bệnh kéo dài từ 10 – 30 năm; gây chết người bởi các bệnh máu như rung tim, tắc huyết áp, đặc biệt là miễn dịch. Sau khi con người mắc bệnh, bệnh sẽ được lây truyền qua đường truyền máu và từ mẹ sang con.
Với các mẹo hướng dẫn này, các chuyên viên công ty vệ sinh TKT Maids; hy vọng các học viên có thể nắm được cách xử lý cơ bản các tình huống để tiêu diệt côn trùng trong gia đình; mang lại một dịch vụ vệ sinh và chăm sóc gia đình hoàn hảo cho khách hàng.
028.66.830.931
Công ty tạp vụ vệ sinh TKT Maids®
Trụ sở: 161 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Nguồn: Công ty Cung cấp Tạp vụ TKT Maids
Nguồn: Công ty Cung cấp Tạp vụ TKT Maids