Tại sao người giúp việc cứ sau Tết lại nghỉ? Cách nào để giữ chân người giúp việc?

Tình trạng người giúp việc nghỉ sau Tết hết sức phổ biến và gây rất nhiều phiền toái cho gia đình tại các thành phố lớn như TpHCM, Hà Nội.

tự tay làm việc nhà thay người giúp việc
Hình ảnh: tự tay làm việc nhà thay người giúp việc

Hiện nay, nghề giúp việc nhà đã được quy định rõ ràng, cụ thể trong Bộ luật Lao động, do đó thực tế đang đặt ra các yêu cầu ngày càng cao về học nghề, chất lượng đào tạo, chính sách việc làm, quản lý, tuyển chọn và sử dụng lao động giúp việc nhà. Tuy nhiên cứ sau Tết người giúp việc lại nghỉ việc.

Vậy cùng phân tích lý do họ nghỉ việc là gì? Cách giữ chân người giúp việc như thế nào?

1. Lý do người giúp việc nhà nghỉ việc sau Tết

Lý do thứ nhất: được đưa ra là nhiều chị em muốn nghỉ tết đến qua rằm tháng Giêng, tổ chức đi lễ chùa đầu năm rồi mới quay lại làm việc.

Lý do thứ 2: vì người giúp việc đòi tăng lương và tỏ thái độ “dỗi dằn” vì dịp Tết vừa qua vợ chồng chị thưởng cho ô-sin… ít quá.

Lý do thứ 3. Chính người giúp việc cũng phải đi kiếm người khác giúp mình cày cấy mấy sào ruộng ở quê nhà. Vì hiện này đi thuê cấy cũng mất 500-600 nghìn đồng/ngày và việc thuê người nhân dịp tết cũng chẳng dễ dàng gì, nên họ phải tranh thủ tự làm.

Lý do thứ 4: Con cháu ở nhà không cho đi làm nữa, hoặc nhà phát sinh nhiều việc…

Lý do thứ 5: Xuất phát từ chính chúng tâm môi giới người giúp việc. Khi trung tâm giới thiệu cho gia chủ một người giúp việc vừa ý, làm vài tháng, chính trung tâm lại gọi điện cho người giúp việc mời chào đến làm việc cho gia đình khác với điều kiện làm việc nhàn hơn hoặc lương cao hơn. Công cuộc tìm kiếm người giúp việc sau Tết khiến không ít người stress bởi không tìm được lại phải thuê người qua môi giới, trung gian và lại điệp khúc vài tháng thay một lần, chưa kể phí tìm môi giới qua trung gian khá tốn kém.

người giúp việc nghỉ tết khiến chị em lao đao
Hình ảnh: người giúp việc nghỉ tết khiến chị em lao đao

Bản chất cho những lý do rất thiếu chuyên nghiệp kể trên đó là:

  • Phần lớn ô-sin đều là người từ nông thôn, nông nhàn nên họ chỉ coi giúp việc như một công việc tạm thời. Vì vậy, khả năng gắn bó lâu dài với công việc là rất… bấp bênh. Nhiều người vì sợ ảnh hưởng đến tiền thưởng Tết nên trước kỳ nghỉ không nói gì, đến sau Tết, khi chủ nhà điện thoại mới thẽ thọt xin nghỉ việc.
  • Người giúp việc vẫn thiếu kỹ năng, chưa am hiểu pháp luật, tính thiếu ổn định hay nhảy việc khi gặp cơ hội việc làm hấp dẫn hơn…

Do đó, các gia đình có nhu cầu tìm lao động giúp việc nhà khó chọn được người giúp việc tin cậy.

Vậy thì, cách giữ chân người giúp việc sau Tết như thế nào?

2. Cách giữ chân người giúp việc sau Tết

Có nhiều cách giữ chân người giúp việc bạn hay tham khảo ở đây. Sau đó chúng tôi sẽ đưa ra bí quyết cách giữ người giúp việc sau tết.

Cách 1: Thưởng quả Tết để động viên cho mùa sau một cách hợp lý, không tùy tiện

Nên có kế hoạch thưởng quà tết để giữ chân người giúp việc.

Nhiều gia đình hay mua bánh kẹo, đồ uống, quần áo, đồ dùng thưởng Tết cho người giúp việc nhưng thường thì thưởng bằng tiền hết. Tâm lý chung của ai cũng vậy không ngoại trừ các cô giúp việc, cầm tiền mặt vẫn thích hơn là quà.

người giúp việc nghỉ tết hết rằm mới lên
Hình ảnh: người giúp việc nghỉ tết hết rằm mới lên

Không thưởng cho người giúp việc ngẫu hứng kiểu như năm nào mình kiếm được nhiều thì sẽ thưởng nhiều, ngược lại thì thưởng ít. Điều này dẫn đến tư tưởng so sánh với những người giúp việc khác gây tâm lý không thoải mái, muốn nhảy việc và tâm lý đòi “ra Tết qua rằm mới ra làm”.

Cách 2: Thưởng nếu đi làm sớm

Nhiều gia đình vì muốn người giúp việc ra đúng hạn, thường đưa ra các phần thưởng thêm như đi làm trước mùng 5 thì tăng lương trong tháng Giêng thêm 1-2 triệu đồng hoặc “lì xì” thêm 1 triệu đồng; đi làm từ mùng 5-6 thì tăng thêm 500 ngàn – 1 triệu đồng.

Cách 3: Tăng lương theo lộ trình

Chuyện tăng lương cho người giúp việc sau Tết là tùy thuộc vào thâm niên làm việc, thái độ làm việc cũng như chuyện tình cảm gắn bó giữa mình và chủ nhà. Không nên vì thấy mình “ở thế bí” mà để người giúp việc ép. Như vậy dễ dẫn đến tình trạng “bằng mặt không bằng lòng”.

Với chủ nhà, dù có cần người đến mấy nhưng mình phải có quan điểm rõ ràng. Nếu họ làm được thì mình tăng lương hoặc có khoản thưởng sau Tết. Còn kiểu phụ thuộc vào họ quá thì không nên. Chủ nhà và ô-sin cũng thông cảm, hiểu cho nhau thì mới vui vẻ tiếp tục sống chung trong một mái nhà với nhau được”.

Cách 4: Giữ lại một phần lương, thưởng

Giải pháp được nhiều chủ nhà  lựa chọn là giữ lại một phần lương hoặc một phần thưởng Tết để giữ chân họ không bỏ việc.

Cách 5: Phương án dự phòng cho trường hợp xấu nhất

Có nhiều gia đình, công việc khó sắp xếp, nếp sống đảo lộn vì không có sự trợ giúp của ô-sin, đặc biệt khiến các cặp vợ chồng trẻ lao đao. Rất khó tìm được ô sin thay thế ngay lập tức, nhất là giai đoạn sau kỳ nghỉ Tết. Vậy là, công việc chính của các ông bố, bà mẹ trẻ thay vì vui vẻ, nhàn nhã tới cơ quan liên hoan tân niên mà là đôn đáo tìm ô-sin.

Bí quyết giữ chân người giúp việc đòi tăng giá sau tết
Hình ảnh: Bí quyết giữ chân người giúp việc đòi tăng giá sau tết

Do đó, phải có phương án dự phòng cho trường hợp người giúp việc nghỉ… bất thình lình. Điều này giúp mình vượt qua thời điểm “Hot” hay thời điểm “Vàng” của người giúp việc.

Phương án dự phòng có thể là nhờ bố, mẹ, anh chị em thân hoặc đặt dịch vụ giúp việc nhà theo giờ.

3. Bí quyết giữ chân người giúp việc sau Tết

Nói chung với người giúp việc, mình càng chiều thì họ càng lấn tới. Mình phải có hợp đồng ký kết rõ ràng từ đầu thì mới dễ ứng phó trong các hoàn cảnh về sau. Nhất là trường hợp tết bận rộn mà người giúp việc bất thình lình xin nghỉ.

Theo Luật Lao động, giúp việc gia đình được coi là một nghề, người sử dụng lao động và người lao động phải ký kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều  gia đình và người giúp việc mới chỉ dừng lại ở “hợp đồng miệng”, dẫn đến thiếu tính ràng buộc và còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho cả 2 bên khi xảy ra sự cố. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bộ phận lao động giúp việc nhà đòi tăng lương hay sẵn sàng nhảy việc khi được nhà khác trả lương cao hơn.

cách giữ chân người giúp việc sau Tết
Hình ảnh: cách giữ chân người giúp việc sau Tết

Bí quyết giữ chân đều phải dựa trên nguyên tắc:

  • Có Hợp đồng văn bản
  • Lương thưởng rõ ràng
  • Quy định số ngày nghỉ theo nhà nước quy định
  • Quy định mức độ tăng lương hàng năm theo lương cơ bản nhà nước quy định

Hãy xem thêm hướng dẫn soạn hợp đồng với người giúp việc và tải mẫu hợp đồng https://giupviectheogio.vn/2018/03/huong-dan-soan-hop-dong-voi-nguoi-giup-viec-gia-dinh.html

Nguồn: TKT Maids https://giupviectheogio.vn

All in one
09.09.05.80.20