Nhân ngày lễ nói dối 1-4, công ty dịch vụ giúp việc nhà theo giờ TKT xin chúc Quý Khách Hàng có những giây phút vui vẻ với bạn bè, đồng nghiệp, người thân, gia đình…

Cùng dịp này công ty dịch vụ giúp việc theo giờ TKT cũng mong muốn chia sẻ đến những người giúp việc về chủ đề “nói dối” và góc nhìn về vấn đề “nói dối” và sự ảnh hưởng của nó đến nghề giúp việc và đặc biệt là những người giúp việc chuyên nghiệp.

nguoi giup viec noi doi
Hình ảnh minh họa: Nói dối đức tính xấu nhất của người giúp việc

Một chút thông tin về ngày lễ “nói dối” hay “cá tháng tư” hay 1-4 có thể bạn chưa biết.

Ngày cá tháng tư, còn gọi là ngày nói dối, là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước. Ngày 1 tháng 4 là ngày được chú ý ở nhiều nước. Đây là ngày mà bạn bè có thể bị lừa hoặc chơi khăm mà không sợ bị giận hay bị đánh. Cá tháng tư dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn được rất nhiều nước tổ chức kỉ niệm hàng năm vào đúng ngày 1 tháng 4, bằng cách tung nhiều tin đồn hoặc nói xạo, nói đùa về rất nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó. Những tin giả như thế thường được tung ra trong cả ngày 1 tháng 4 ở hầu hết các nước như Hoa Kỳ, Pháp, Ireland,… trong khi một số quốc gia khác nó phải được chấm dứt vào giữa trưa như Anh, Canada, Úc, New Zealand.

Lịch sử ngày nói dối:

Hầu hết mọi người đều tin rằng ngày Cá tháng Tư xuất hiện từ những năm 1500s, khi Giáo hoàng Gregory XIII đưa ra hệ thống tính ngày dương lịch hiện nay. Vào năm 1562, Giáo hoàng Gregory XIII (1502 – 1585) đã quyết định chuyển dời ngày đầu tiên của năm mới từ ngày 1/4 sang ngày 1/1. Tuy nhiên, vì những lý do nào đó, một số người đã không biết được tin này và họ tiếp tục tổ chức hoạt động ăn mừng năm mới theo lịch cũ như mọi khi. Những người khác khi biết được điều này đã lém lỉnh trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là “ngày nói dối”. Cũng từ đó, cái tên “Cá tháng Tư” hay “ngày nói dối” chính thức xuất hiện.

Trở lại với bài viết góc nhìn: “NÓI DỐI ĐỨC TÍNH XẤU NHẤT CỦA NGƯỜI GIÚP VIỆC”

1. Những người giúp việc thường nói dối những gì?

Người giúp việc hay nói dối những gì? Và tại sao họ làm vậy?

  • Họ thường nói dối về nghề nghiệp của họ. Họ thường không nhận mình đi làm giúp việc nhà, đi làm osin, họ thích nói đi làm tạp vụ văn phòng, tạp vụ công ty hơn. Tại sao?
    • Điều này là do họ vẫn chưa nhận thức đúng về nghề nghiệp, nghề giúp việc. Họ vẫn chưa hiểu được rằng, giúp việc cũng giống như bao nghề nghiệp khác, đều đáng được tôn trọng và được nhìn nhận như nhau. Dù là bác sỹ, giáo viên, thầy thuốc, công nhân, kỹ sư, bảo vệ… thì cũng là lực lượng lao động, và được bình đẳng giai cấp. Thực ra, để là một người giúp việc chuyên nghiệp, thì thực sự khó, đòi hỏi phải trau dồi về nghề nghiệp, đạo đức. Ở các nước phát triển, những người giúp việc chuyên nghiệp có lương cao hơn bác sỹ, giáo viên.
    • Một nguyên nhân không nhỏ, từ thái độ nhìn nhận và đánh giá về nghề giúp việc chưa thực sự công bằng và xứng đáng với đóng góp của nghề này.
nguoi giup viec noi doi
Hình ảnh minh họa: Nói dối đức tính xấu
  • Họ thường nói dối về gia cảnh, ốm đau, chuyện gia đình… để được nghỉ phép, nghỉ ốm với tần suất… thường xuyên. Và nghỉ việc đột xuất. Tại sao?
    • Có thể lý giải điều này là do bản thân những người làm nghề này, chỉ coi giúp việc là một nghề tạm thời, thiếu kỷ luật công việc, thậm chí có nhiều người thiếu lòng tự trọng.
    • Hơn nữa, nếu gia đình tự thuê, thì thường không có hợp đồng, thiếu chế tài xử phạt, thiếu biện pháp phòng ngừa và xử lý.
    • Một mặt khác, một số gia đình yêu cầu làm việc cả 365 ngày, mà không có ngày lễ, nghỉ phép cho người giúp việc, cũng dẫn đến tình trạng trên.
  • Nói dối đến mức lừa đảo. Một hình thức hay gặp nhất đó là xin ứng lương trước, để về quê, hoặc có việc gia đình rồi… nghỉ luôn. Thậm chí một số gia đình còn thương cho ứng trước 3-4 tháng để về lo việc nhà. Tại sao?
    • Những người giúp việc kiểu này không nhiều, nhưng không phải là không có. Số ít này do trong tính cách có sẵn lòng tham, gặp điều kiện thuận lợi, dẫn đến nói dối… và khi giá trị lớn dẫn đến lừa đảo. Và khi số tiền hơn 2 triệu đồng, họ hoàn toàn có thể bị pháp luật khởi tố.
    • Một phần do gia đình đã quá tin người và thiếu cẩn thận.
noi doi va lua dao
Hình ảnh minh họa: có thể nói dối dẫn đến lừa đảo

Nói dối chính là tính cách xấu nhất, đáng lên án nhất của người giúp việc. Tuy chỉ rơi vào một số ít người, nhưng làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người giúp việc, nghề giúp việc chuyên nghiệp. Nó vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp và tư cách cá nhân. Nó làm cho cả xã hội nhìn nhận không tốt nghề người và nghề giúp việc.

Nếu bạn là một người giúp việc hoặc mong muốn trở thành một người giúp việc chuyên nghiệp, thì việc đầu tiên và tiên quyết là bạn phải là một người thật thà.

2. Giải pháp nào để người giúp việc thôi “nói dối”?

Để tránh gặp phải những điều nói dối từ những người giúp việc, một giải pháp mới cho gia đình bạn đó là sử dụng dịch vụ giúp việc nhà theo giờ. Một cách mới, giải pháp mới chuyên nghiệp cho cuộc sống hiện đại.

TKT là một trong các công ty tiên phong và hàng đầu về dịch vụ giúp việc nhà theo giờ. Bạn có thể xem thêm tại được link sau: https://giupviectheogio.vn/dich-vu/dich-vu-giup-viec/giup-viec-nha-theo-gio

Một lần nữa, nhân ngày cá tháng tư, chúc những người giúp việc có cái nhìn đúng hơn về nghề nghiệp của mình và hãy luôn nhớ rằng: “Nói dối là đức tính xấu nhất của người giúp việc”. Chúc các bạn thành công và có thật nhiều hạnh phúc.

All in one
09.09.05.80.20