Hàn the, urê, thuốc tẩy là hóa chất cấm dùng trong thực phẩm; nhưng thực tế người bán sử dụng hai chất này để bảo quản hải sản… là khá phổ biến; với mục đích biến hải sản hư thối thành hải sản tươi ngon, nhằm đánh lựa người tiêu dùng. Do đó người giúp việc nhà chuyên nghiệp, người nội trợ nên biết cách nhận biết cá ướp hóa chất; để tránh mua phải nhưng sản phẩm không ngon cho gia đình khách hàng sử dụng dịch vụ. Dưới đây là bài viết hướng dẫn phân biệt cá ướp hóa chất cũng như các loại hải sản khác như: tôm, mực,… Tham khảo ngay để không bỏ lỡ những kiến thức hữu ích!

1. Tại sao lại sử dụng đạm Ure, hàn the, thuốc tẩy để ướp cá

Hiện nay trên thị trường đặc biệt là thị trường hải sản ở các thành phố xa biển có một thực trạng rât nguy hiểm cho người tiêu dùng đang xảy ra. Đó là hải sản bị ướp phân đạm ure từ nơi cung cấp được chuyển đến tay  người tiêu dùng. Hầu hết cá , mực, đặc biệt là cá biển… bày bán ở chợ đều đã chết, để đánh lừa người mua; người bán dùng urê pha loãng với nước đá nhúng hải sản vào; cho trông có vẻ tươi hơn, có thể để qua ngày hôm sau bán tiếp.

Hướng dẫn phân biệt cá ướp hóa chất
Hình ảnh: nhận biết cá ướp hóa chất

Cá thu, cá ngừ, cá nục, cá chim… và mực, bạch tuộc đều phải nhúng qua urê pha nước đá không những một lần khi đưa từ biển vào mà càng qua nhiều khâu bán buôn thì cá; mực càng bị nhúng urê thêm nhiều lần. Sở dĩ như vậy vì thương lái ở chợ lấy các nhiều bán từ ngày này qua ngày khác không dùng hóa chất; thì phải chấp nhận thêm chi phí mua đá bào nhuyễn phủ kín cá, mực mới bảo quản tươi lâu được; dùng vài cục đá thì không ăn thua, vì chỉ có một mặt cá, mực tiếp xúc với đá; phần không tiếp xúc vẫn ươn như thường.

4 giờ sáng, chợ cá Bến Đình, phường 5, TP Vũng Tàu, tấp nập người mua, kẻ bán.

Các vựa thu mua hải sản bắt đầu giao mối cho những người bán lẻ tại các chợ trong thành phố. Chị Phan Thị Hằng, một người bán cá tại chợ Vũng Tàu; đưa khách đến hàng tôm và mách nhỏ: “Số tôm đang nằm trong các bì, sọt kia là hàng lấy từ các tàu cá xuống; một chút nữa sẽ được chủ vựa cho vào chậu nước có chứa urê để ngâm, sau đó mới cân cho mối”. Theo chị Hằng, ngâm tôm với urê giữ được màu sắc tươi lâu hơn.

Tôm bán tràn lan trên thị trường
Hình ảnh: Tôm bán tràn lan trên thị trường

Theo chị Hằng, công nghệ “tráng đạm” rất đơn giản; toàn bộ cá được các đầu nậu đưa từ biển về được nhúng vào thùng nước đá có pha đạm urê; sau đó vớt ra sạp bán cho khách hàng. Những loại cá vận chuyển lên TP HCM, các tỉnh xa, đầu nậu phải rắc thêm đạm urê vào trong đá cây; nhờ đó 4-5 ngày sau, thậm chí cả tuần cá vẫn tươi.

Chỉ tay vào sọt cá bạc má, chị Hiền (một người bán cá ở chợ) chê “hàng không được ngon”; một chủ vựa vội đon đả: “Chuyến này biển động nên tàu ở lại lâu, em yên tâm, chị làm hàng rất kỹ rồi; dù không được ngon nhưng để đến ngày mai vẫn được, giá lại rẻ hơn so với thứ khác”.

Theo chị Hiền, các loại cá như: cá thu, cá dứa, cá ngừ… bị ngâm urê ít nhất là 2 lần. Chưa kể, khi bán lẻ, bị ế buộc người bán phải ngâm thêm urê lần nữa.

Anh Nguyễn Văn Hoàng, một thợ gánh thuê cho biết; trong con mực có mật đen nên nếu rửa bằng nước lã rất khó sạch. Rửa nhiều lần “hàng” sẽ không đẹp, nên các chủ vựa chỉ cho rửa qua vài lần rồi “ngâm” bằng thuốc tẩy; sau đó vớt, rửa qua nước và giao mối chở đi bán.

Những người buôn cá cho rằng, tẩm ướp bằng urê; thuốc tẩy tuy giữ được cho màu cá tươi lâu nhưng người mua chỉ cần chú ý kỹ; cũng có thể phân biệt được.

Biến mực chết thành mực tươi Không khó để tìm mua mực tươi ở các chợ trong TP.Tuy Hòa; tuy nhiên, phía sau những con mực “rất tươi” ấy, ít ai biết chúng được “phù phép” như thế nào. Khoảng 5 giờ sáng, chúng tôi có mặt tại một chợ gần cảng cá phường 6 thấy nhiều xe ba gác chở những sọt mực đã bốc mùi hôi hoặc ngả màu tím đen giao cho thương nhân; thế mà chỉ sau vài phút, đám mực bốc mùi ấy trở nên tươi tắn, trắng phau.

Chỉ cần chịu khó quan sát thấy cách chỗ người bán không xa chính là khu “đại tu” lại những sọt mực chết. Một người bán hàng đang dùng hai cây tre khuấy vào xô nước có màu trắng đục; sau đó đổ những sọt mực đã bốc mùi vào đó ngâm khoảng 20 phút rồi vớt ra; cho vào bao bì để giao cho bạn hàng.

Hình ảnh: Sự thật đằng sau những con mực trắng phau, tươi ngon
Hình ảnh: Sự thật đằng sau những con mực trắng phau, tươi ngon
Chị Trần Thị Bích ở phường 7 (TP.Tuy Hòa) phàn nàn:

“Khi mua mình đã cẩn thận lựa từng con mực; bên ngoài trông rất tươi nhưng về nhà cho vào nước lấy túi nang lại bốc mùi ươn thối rất khó chịu!”. Cũng giống như chị Bích, nhiều người mua hàng rất dễ bị lừa khi nhìn mớ cá, tôm, mực… trắng nõn nà; tươi ngon bày bán ở chợ nhưng thực chất đã bị tẩm ướp bằng các loại hóa chất như: thuốc tẩy trắng, urê…

Khoảng 6 giờ sáng, chợ cá trên đường Đinh Tiên Hoàng tấp nập người mua, kẻ bán. Tại đây, các vựa thu mua hải sản bắt đầu giao mối cho những người bán lẻ. Trong vai người phụ việc, chúng tôi tận mắt chứng kiến những thủ thuật bảo quản hải sản rợn người. Một người đã buôn bán lâu năm ở chợ này mách nhỏ: “Số tôm kia là hàng lấy từ các tàu cá xuống. Một chút nữa các chủ vựa sẽ cho vào chậu nước có chứa urê để ngâm; sau đó mới cân cho các mối hàng mang đi bán lẻ!”. Theo chị này, khi ngâm với urê, hải sản sẽ giữ được màu sắc tươi lâu hơn; có thể kéo dài 4-5 ngày, thậm chí cả tuần.

Một người bán hàng lâu năm tại chợ Đinh Tiên Hoàng cho hay;

Các loại cá bày bán ở đây đều ngâm urê ít nhất 2 lần để bảo quản. Chưa kể, lúc đi bán lẻ, bị ế, người bán phải ngâm thêm một lần nữa để giữ cá. Tuy nhiên, so với bảo quản hải sản bằng urê; thì việc dùng thuốc tẩy Javen để ngâm hải sản còn rợn người hơn. Nhìn đống mực, bạch tuộc đen thui lấy từ ghe lên chẳng ai muốn mua; thế mà chỉ trong vòng 30 phút, dưới bàn tay của các đầu nậu, chúng trở nên trắng nõn, nhìn rất bắt mắt.

Anh Huỳnh Văn Đảnh, một thợ gánh thuê ở đây cho biết; do trong con mực có mật đen nên nếu rửa bằng nước lã sẽ rất khó sạch; rửa nhiều lần “hàng” không đẹp, vì vậy các chủ vựa chỉ rửa qua một lần rồi “ngâm” bằng thuốc tẩy; sau đó vớt ra giao cho mối hàng.

Một người buôn cá cho biết, chỉ cần chú ý kỹ cũng có thể phân biệt được cá tươi tự nhiên và cá ướp qua urê. Nếu thấy màu cá đậm, mang hồng hơn bình thường; khi lấy tay ấn vào thân cá thấy mềm, độ đàn hồi thấp; ngửi không có mùi tanh thì đó là loại đã được ướp bằng urê. Ngoài ra, thuỷ sản có dấu hiệu hư hỏng thì mô thịt thường nhão hơn nguyên liệu tươi. Để an toàn, người tiêu dùng nên chọn mua thuỷ; hải sản ở những nơi có uy tín và đừng tham rẻ.

Bản thân các loại thủy sản sau khi chết khoảng vài giờ là bị phân hủy. Trong quá trình phân hủy, đạm của cá, tôm… sẽ tạo ra histamine. Trong trường hợp tẩm ướp thêm cả hóa chất nhằm bảo quản thì trong sản phẩm lúc nào cũng sẵn có cả “gói độc chất”; gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người.

2. Tác hại khi sử dụng cá ướp đạm Ure, hàn the, thuốc tẩy

Hiện nay trên thị trường đặc biệt là thị trường hải sản ở các thành phố xa biển có một thực trạng; đó là hải sản bị ướp phân đạm ure, hàn the, thuốc tẩy để cá có vẻ tươi lâu hơn và đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, chúng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

2.1. Tác hại của đạm Ure

Urê là phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Vì giá thành rất rẻ nên không ít người kinh doanh thủy hải sản tươi sống đã dùng phân urê; hàn the nhằm giữ cho thực phẩm tươi lâu không bị ươn thối.

Tuy nhiên, cả urê nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia không được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản; và chế biến thực phẩm nên nếu lạm dụng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người ăn.

 Dùng đạm, ure ướp cá gây ngộ độc cho người tiêu dùng - Hướng dẫn phân biệt cá ướp hóa chất
Hình ảnh: Dùng đạm, ure ướp cá gây ngộ độc cho người tiêu dùng

BS Trần Văn Ký – Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam (Văn phòng phía Nam) cho biết; khi ăn phải cá, mực, thịt… có dư lượng urê cao thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các biểu hiện đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt… thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Hải sản chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe; nhưng khi bị urê ngấm vào thì không còn nguyên chất; và có thể gây ngộ độc cho người dùng. Dù có rửa bao nhiêu lần nước; cũng rất khó loại bỏ hoàn toàn các dẫn xuất độc hại của urê, vốn đã thấm sâu trong thực phẩm.

Dù với hàm lượng ít, urê khi vào cơ thể sẽ tích tụ về lâu dài, gây ngộ độc mạn tính; biểu hiện là thường đau đầu không rõ nguyên nhân, mất ngủ, giảm trí nhớ; ảnh hưởng đến gan, thận, biếng ăn, suy nhược cơ thể…

Công nghệ “tráng đạm” rất đơn giản; cá đưa từ biển về được nhúng vào thùng nước đá có pha đạm urê; sau đó vớt ra sạp bán cho khách hàng. Những loại cá vận chuyển lên các tỉnh xa; phải rắc thêm đạm urê vào trong đá cây; nhờ đó 4-5 ngày sau, thậm chí cả tuần cá vẫn tươi.

2.2. Tác hại của hàn the

Hàn the, tên hóa dược là borax, là muối natri của acid boric. Đây là một chất sát khuẩn, được dùng trong chăm sóc y tế để diệt khuẩn và nấm nhẹ.

Về thần kinh, hàn the còn gây kích thích dẫn đến trầm cảm hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể. Với đường niệu, nó gây hư hại đặc biệt cho thận và toàn thân; rối loạn chức năng, yếu ớt, bất lực, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc…

Hàn the gây ảnh hưởng cho con người - Hướng dẫn phân biệt cá ướp hóa chất
Hình ảnh: Hàn the gây ảnh hưởng cho con người

2.3. Tác dụng của thuốc tẩy

So với việc ngâm hải sản bằng urê; việc dùng thuốc tẩy Javen để ngâm hải sản còn dễ dàng hơn. Đống mực, bạch tuộc lấy từ ghe lên đen thui một màu, nhưng chỉ trong vòng 30 phút; dưới bàn tay của các đầu nậu bỗng trở nên trắng nõn, nhìn rất bắt mắt.

Dùng javel tẩy trắng mực - Hướng dẫn phân biệt cá ướp hóa chất
Hình ảnh: Dùng javel tẩy trắng mực

3. Cách nhận biết, phân biệt cá bị ướp hóa chất: hàn the, đạm Urê, thuốc tẩy

Để phân biệt cá bị ướp hóa chất, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau đây:

Mang cá

Bằng mắt thường, khi chọn mua, bạn nhìn vào mang cá còn đọng máu là cá tươi. Ngược lại, mang không đỏ nhưng nhìn cá vẫn rất tươi, chắc chắn đã được ướp qua hàn the.

– Mang cá tươi màu đỏ hồng, dính chặt với hoa khế, không nhớt, không có mùi hôi. Mang cá ươn màu xám, không dính chặt với hoa khế, có nhớt, có mùi hôi.

Kiểm tra mang cá - Hướng dẫn phân biệt cá ướp hóa chất
Hình ảnh: kiểm tra mang cá
Mắt, miệng, vảy, hậu môn cá
  • Mắt cá tươi lồi và trong suốt, giác mạc đàn hồi. Mắt cá ươn thì lõm vào trong hốc mắt, có màu đục và giác mạc mắt nhăn nheo hoặc rách nát.
  • Hậu môn (trôn) cá tươi thụt sâu vào bên trong, màu trắng nhạt và bụng cá lép. Cá ươn thì hậu môn màu hồng hay đỏ bầm, lòi ra ngoài, bụng cá phình to.
  • Vảy cá tươi óng ánh, bám chặt với thân cá, không có niêm dịch, không có mùi hôi. Vảy cá ươn mờ, không sáng óng ánh, dễ tróc khỏi thân cá, có mùi.
  • Ngoài ra, miệng cá tươi ngậm kín, thịt rắn chắc, đàn hồi; không để lại vết ấn của ngón tay vào thịt cá, còn cá ươn thì ngược lại.
Hình ảnh: cần kiểm tra kỹ các bộ phận để phân biệt cá ướp hóa chất
Hình ảnh: cần kiểm tra kỹ các bộ phận để phân biệt cá ướp hóa chất
Xuất hiện bọt đen khi nấu cá

Cá đã qua ướp hàn the khi nấu nổi những bọt đen trên mặt nước, đồng thời xương cá cũng đen. Với cá tươi, khi nấu không xuất hiện bọt đen trên mặt nước, xương có màu trắng.

Cách ướp đá

Nếu cá tươi, người bán thường bày hàng với rất nhiều đá để giữ cá tươi lâu; còn cá ướp hàn the thì thường không cần ướp với nhiều đá nữa.

Nên chọn mua loại thực phẩm được bảo quản tốt trong hệ thống cấp đông; tủ lạnh hoặc trong đá bào nhỏ phủ kín. Dù thấy cá mang đỏ tươi, thịt chắc, mình lạnh; nhưng không ướp trong đá bào nhỏ hoặc ngâm trong thau nước có một ít nước đá vụn thì không nên chọn.

Hình ảnh cách ướp đá
Hình ảnh cách ướp đá
Thịt cá nhẽo, dễ tróc vẩy
  • Nếu để ý kĩ bằng mắt thường chúng ta có thể nhận biết được cá tươi với cá đã tẩm hóa chất. Cá ướp hàn the, urê nhìn thấy rất tươi nhưng khi ấn tay vào thân cá thì thấy mềm, mình cá lõm xuống do độ đàn hồi thấp.
  • Cá dễ dàng bị tróc vẩy, thịt nhẽo và mắt lõm vào trong… cũng tương tự, nhìn tươi nhưng khi chế biến sẽ không có độ ngọt; thơm tự nhiên mà thịt mềm, nhũn, hôi….
  • Với loại cá trông thì tươi, màu cá đậm, mang cá cũng hồng tươi hơn bình thường nhưng khi lấy tay ấn vào thân cá thấy mềm; độ đàn hồi thấp, ngửi cá không có mùi tanh… chính là do đã được ướp bằng urê.
Ngửi mùi

Ngửi cá có mùi khai chứ không phải mùi tanh đặc trưng. Khi rửa vài nước, cá sẽ mềm, lúc chiên hay kho cá sẽ rã ra và không có mùi thơm tự nhiên của cá biển.

Với hướng dẫn mẹo phân biệt cá ướp hóa chất này, TKT Maids hy vọng người giúp việc theo giờ của TKT có thêm kiến thức để phục vụ tốt nhất công việc chăm sóc gia đình khách hàng.

4. Có thể bạn quan tâm

5. Xem thêm video một số mẹo vặt trong bếp

5.1. Video giới thiệu mẹo hay bếp núc dành cho nội trợ

5.2. Video gợi ý cách bảo quản thực phẩm đúng cách

5.3. Video gợi ý mẹo bảo quản trái cây mùa dịch bệnh

5.4. Video hướng dẫn cách khử mùi hôi hiệu quả nhất


Logo TKT Maids

028.66.830.931

Công ty tạp vụ vệ sinh TKT Maids®

Trụ sở: 161 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

TKT Company 10 năm dịch vụ chất lượng cao

NguồnCông ty Cung cấp Tạp vụ TKT Maids

Nguồn: Công ty Cung cấp Tạp vụ TKT Maids

All in one
09.09.05.80.20